Hiệu quả từ mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Nhị Ưu 838

Mô hình thực hiện diện tích 2 ha tại thôn An Dõng, xã Bình Thành, có 23 hộ nông dân tham gia. Đây là địa phương lần đầu chuyển đổi 2 vụ lúa/năm, sử dụng giống lúa lai, nên bà con nông dân được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cụ thể quy trình kỹ thuật.
Kết quả, năng suất thực thu đạt 82 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng syn 6 là 15 tạ/ha. Giống Nhị ưu 838 mới có thể khắc phục một số đặc điểm hạn chế trên giống này trước đây, kế thừa và phát huy tốt các ưu điểm như kháng bệnh bạc lá và bệnh đạo ôn, giữ vững năng suất ổn định trong từng vụ.
Với hiệu quả từ mô hình khảo nghiệm, ngành chức năng sẽ nhân rộng trên nhiều chân đất khác nhau và nhiều thời vụ nhằm đánh giá đầy đủ những đặc tính về giống lai Nhị Ưu 838 mới, tạo điều kiện cho nông dân có nhiều lựa chọn các giống tốt, phù hợp với chân đất địa phương để đưa vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.