Trứng gia cầm tăng giá mạnh trước dịp Trung thu

Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Long Biên; Dịch Vọng; Cầu Giấy; chợ Minh Khai, Phùng Khoang… giá trứng tăng khoảng 500 – 700 đồng/quả so với cách đây 3- 4 tháng.
Cụ thế, trứng vịt loại quả to có giá từ 3.000 – 3.200 đồng/quả, loại nhỏ hơn có giá từ 2.500 -2.700 đồng/quả; trứng gà công nghiệp từ 2.500 – 2.800 đồng/quả; trứng gà ta giá từ 4.000 – 4.500 đồng/quả…
Chị Lê Thị Lan, chủ kinh doanh trứng gia cầm tại chợ Dịch Vọng cho biết, giá các loại trứng gia cầm có xu hướng tăng giá mạnh từ cách đây một tháng. Nguyên nhân là do lượng cung trong thời gian gần đây thiếu bởi các trại chăn nuôi phá đàn quá nhiều do chăn nuôi thua lỗ. Trong khi đó nhu cầu lại tăng mạnh do sắp tới Tết Trung, các cơ sở sản xuất bánh đều gom mua rất nhiều nên dẫn đến giá trứng tăng theo từng ngày.
Theo như chị Lan, năm nào đến thời gian giáp Trung thu giá trứng cũng tăng nhẹ nhưng không tăng nhiều như năm nay. Tại cửa hàng nhà chị thời gian này trứng không đủ bán. Phần lớn hàng chị giao cho các nhà máy sản xuất bánh Trung thu để họ làm trứng muối, làm nhân bánh nên lượng trứng bán lẻ hầu như rất ít.
Trao đổi với chúng tôi, anh Sỹ Danh Tính, chủ trang trại nuôi gà công nghiệp tại xã Cấn Hữu – Quốc Oai – Hà Nội cho biết, trong khoảng một tháng nay giá trứng gà tại trang trại tăng khá mạnh. Mỗi quả trứng tăng từ 400 – 600 đồng/quả so với thời gian trước đó . Nhà anh chăn chục nghìn con gà siêu trứng, mỗi ngày gia đình anh cung ứng ra thị trường trên 9.000 quả, giá bán buôn tại trại dao động từ 2.200 – 2.400 đồng/quả.
Anh Tính cho biết thêm, với giá trứng như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí mỗi ngày gia đình anh có thu nhập từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng, mà trứng không bị tồn kho như thời gian trước.
Theo các tiểu thương và chủ trang trại, giá trứng còn có khả năng tăng trong thời gian tới do nhu cầu vẫn khá cao trong khi cung chưa thể dồi dào ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.