Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản
Ngày đăng: 13/04/2012

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Trung tâm) tỉnh đã thực hiện chương trình “Chăn nuôi heo nái sinh sản đảm bảo vệ sinh môi trường” tại huyện Mỏ Cày Nam, với sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm quốc gia.

Tuy nhiên, chị Huỳnh Thị Túy, ở ấp Thới Hòa, xã Thành Thới A (Mỏ Cày Nam) cùng không ít hộ nuôi khác không khỏi băn khoăn, lo lắng khi mô hình triển khai. Vì ngay thời điểm đó, ở nhiều địa phương khác, đang xảy ra dịch bệnh tai xanh trên heo. Mọi người sợ dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến địa phương mình nên khi được đề nghị tham gia chương trình họ đều rất đắn đo. Chị Huỳnh Thị Mười ở ấp Thới Hòa, chị Đoàn Thị Thuyết ở ấp Tân Phong còn có thêm nỗi lo về việc nhập heo giống ở trại khác về trại của mình sẽ làm lây nhiễm mầm bệnh, gây hậu quả lớn. Ngay cả anh Ngô Văn Tâm, ở ấp Tân Phong, mặc dù là thú y viên của địa phương nhưng khi tham gia chương trình cũng không khỏi lo lắng. Theo anh Tâm, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh, huyện lân cận đang diễn biến mạnh. Đây là điều mà các anh chị làm công tác khuyến nông rất trăn trở, vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến việc tiến độ triển khai và kết quả của chương trình.

Hiểu được tâm trạng của người chăn nuôi cùng với quyết tâm của mình, các cán bộ của Trung tâm tỉnh, huyện đã phối hợp với khuyến nông viên và chính quyền địa phương triển khai cho các hộ tham gia một cách cặn kẽ về những yêu cầu của mô hình, các tiêu chuẩn về chọn lựa con giống, qui trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh trong trang trại. Từ đó, các hộ đã yên tâm tham gia chương trình.

Được thực hiện từ tháng 6-2010 đến tháng 8-2011, chương trình đã hỗ trợ 68 heo cái giống hậu bị, với định mức hỗ trợ 1,623 triệu đồng/con, chi phí còn lại do 15 hộ tham gia đóng góp thêm. Ngoài ra, chương trình còn tổ chức các lớp tập huấn, tham quan các mô hình đạt hiệu quả, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm… Do chọn lựa heo nái hậu bị từ trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản có chất lượng nên số heo nái của các hộ chăn nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh; đồng thời có tỉ lệ phối giống và đậu thai cao. Heo nái đẻ bình quân đạt từ 10 đến 12 con/lứa, trọng lượng sơ sinh bình quân đạt 1,3 kg/con và số heo con sau cai sữa trên 10 con/lứa/nái đạt chỉ tiêu, yêu cầu mô hình. Kết quả này cho thấy chương trình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đã mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.

Hiện nay, việc chăn nuôi đang gặp nhiều thách thức như: dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá cả thiếu ổn định, nông dân chưa có giải pháp tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng suất, hạ giá thành. Chính vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp mới như chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là cần thiết. Qua đó, phổ biến, nhân rộng những mô hình có tác động cải thiện và điều chỉnh theo hướng an toàn, bền vững, đạt hiệu quả. Mặt khác, vấn đề thú y và vệ sinh dịch tễ hiện nay rất khó kiểm soát, dễ xảy ra những loại dịch bệnh gây thiệt hại về kinh tế, tăng chi phí thuốc thú y điều trị, nhất là tăng hàm lượng kháng sinh tồn đọng trong cơ thể gia súc. Ngoài ra, hệ thống giết mổ, chế biến và tiêu thụ chưa tốt, còn ở dạng cá thể, chưa mang tính tập trung… Những yếu tố trên làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm thịt và khả năng phát triển chăn nuôi một cách ổn định và bền vững.

Để định hướng cho người dân chăn nuôi heo phát triển theo hướng công nghiệp, chất lượng, an toàn dịch bệnh và bền vững, cần phải nhân rộng mô hình như trên. Khi mô hình chăn nuôi được nhân rộng, chắc chắn sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, mang tính ổn định cho người sản xuất và có sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre) Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre)

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

29/01/2013
Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

08/06/2013
Những Giải Pháp Cần Khắc Phục Trong Chăn Nuôi Gia Súc Có Sừng Khi Hạn Hán Những Giải Pháp Cần Khắc Phục Trong Chăn Nuôi Gia Súc Có Sừng Khi Hạn Hán

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

29/07/2013
Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

08/06/2013
Nuôi Dúi Trên Đảo Phú Quý (Bình Thuận) Nuôi Dúi Trên Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.

09/06/2013