Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên
Ngày đăng: 28/07/2015

Anh Ưng Mạnh Thanh chủ trang trại chăn nuôi gà ở thôn Lam Sơn, xã Thiện Phiến (Tiên Lữ) cho biết: Trước đây, gia đình anh nuôi gà theo phương pháp truyền thống, cách đây 3 năm, anh áp dụng mô hình chăn nuôi gà trên nền ĐLSH vào chăn nuôi.

Theo anh Thanh, quy trình làm ĐLSH không khó, chỉ gồm: vỏ trấu (50%), mùn cưa (30%), thân cây ngô phay nhỏ (20%) và men sinh học Balasa No1 trộn với cám ngô/cám gạo/cám mạch với tỷ lệ 1kg men/5 – 7kg cám ủ kín trong khoảng 24 – 48 giờ. ĐLSH anh sử dụng có độ dày khoảng 30cm, gồm 3 lớp: lớp 1 dày 10cm được rải trấu, sau đó làm ẩm (độ ẩm khoảng 30%) và rắc men vi sinh; lớp 2 dày 10cm gồm hỗn hợp mùn cưa và thân cây ngô phay, làm ẩm và rắc men vi sinh; lớp 3 dày 10cm gồm trấu và mùn cưa. Sau đó, anh dùng tấm nilon ủ kín trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được.

Khi sử dụng ĐLSH thì mật độ nuôi gà chỉ bằng ½ so với cách nuôi truyền thống (khoảng 4 con/m2); độ ẩm thích hợp cho ĐLSH là khoảng 30 – 40% do vậy phải tránh làm đệm lót bị ướt (do nước uống và nước mưa tạt vào…) để ĐLSH không bị mục, tuy nhiên cũng không được để ĐLSH quá khô; lớp đệm lót phải được bổ sung men khi lớp mặt không còn tơi hay lượng phân thải ra nhiều. Đệm lót có khả năng khử trùng tốt nên không cần phun thuốc sát trùng định kỳ trên mặt đệm lót, vào những tháng mùa nóng thì người chăn nuôi phải có biện pháp chống nóng cho gia cầm bởi lớp đệm lót này sẽ làm tăng nhiệt độ trong chuồng nuôi.

Hiện nay, với diện tích chuồng trại khoảng 150m2, anh Thanh thường xuyên nuôi 500 con gà giống Đông Tảo lai. Với lớp ĐLSH này, gia đình anh có thể chăn nuôi gà trong thời gian 2 năm (khoảng 4 lứa gà thịt). Sau đó, lớp ĐLSH này được anh đóng bao bán cho các hộ nông dân với giá 10.000 đồng/bao để làm phân bón cho cây trồng.

Anh Thanh khẳng định: Giá thành để làm ĐLSH trong chăn nuôi thấp nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Các vi sinh vật có lợi có trong chế phẩm dùng làm ĐLSH sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong chất thải của gà, đặc biệt là phân hủy các chất gây mùi hôi thối. Vì vậy mà khi sử dụng ĐLSH tôi không còn tốn công dọn chuồng, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Sử dụng ĐLSH giúp giảm chi phí chăn nuôi do không sử dụng thuốc sát trùng để khử trùng chuồng trại trong quá trình nuôi. Đặc biệt, có thể hạn chế một số loại bệnh thông thường cho vật nuôi như: mò mạt, tiêu chảy, ho hen, một số bệnh do ký sinh trùng gây nên…

Anh Nguyễn Văn Hiến ở thôn Đông Hòa, xã Yên Hòa (Yên Mỹ) cũng đã áp dụng mô hình ĐLSH vào chăn nuôi gà. Với diện tích khoảng 1.400m2 chuồng trại khép kín, gia đình anh thường xuyên nuôi khoảng 4.000 con gà sinh sản. Tuy nhiên, anh Hiến chỉ sử dụng lớp đệm lót có độ dày từ 10 – 15cm gồm có lớp vỏ trấu ở phía dưới và lớp men vi sinh ở phía trên. Lớp đệm lót này anh thay 1 lần/năm.

Anh Hiến cho biết: Trước đây, gia đình tôi nuôi gà bằng phương pháp truyền thống, gà hay bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột nên tôi thường xuyên phải cho gà uống thuốc, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, nhất là mùi hôi thối từ chất thải gây ảnh hưởng đến cuốc sống của người dân xung quanh. Từ khi thực hiện mô hình ĐLSH thì vấn đề ô nhiễm môi trường được cải thiện đáng kể, gà ít bị bệnh, phát triển tốt. Đặc biệt, loại ĐLSH này rất thích hợp với chăn nuôi giống gà Đông Tảo lai, bởi giống gà này ít lông nên về mùa đông có thể giữ ấm cho gà rất tốt giúp tiết kiệm điện sưởi ấm cho gà.

Chị Nguyễn Thị Bích Vân, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Hiện nay, việc sử dụng ĐLSH đã được nhiều hộ chăn nuôi gà thịt, gà sinh sản trên địa bàn tỉnh áp dụng. Việc triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi trên nền chuồng ĐLSH không những tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, lõi ngô, thân cây ngô… mà còn phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường, phòng tránh dịch bệnh. Hơn nữa, đây là mô hình dễ áp dụng, kinh phí đầu tư không lớn, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người chăn nuôi”.


Có thể bạn quan tâm

Diễn Đàn Giá Trị Điều Việt Nam Lần 1-2014 Diễn Đàn Giá Trị Điều Việt Nam Lần 1-2014

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng VN cho biết, kết quả nghiên cứu chứng minh hạt điều là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết thấp, có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường.

02/12/2014
Tăng Thu Nhập Từ Chim Trĩ Tăng Thu Nhập Từ Chim Trĩ

Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.

04/07/2014
Nông Dân Trồng Nấm Rơm Thu Nhập Từ 3-6 Triệu Đồng/công/vụ Nông Dân Trồng Nấm Rơm Thu Nhập Từ 3-6 Triệu Đồng/công/vụ

Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.

04/07/2014
Chi Phí Thu Hoạch Lúa Bằng Thủ Công Hơn 700.000 Đồng/công Lúa Hè Thu Giá Vẫn Ở Mức Thấp Chi Phí Thu Hoạch Lúa Bằng Thủ Công Hơn 700.000 Đồng/công Lúa Hè Thu Giá Vẫn Ở Mức Thấp

Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.

04/07/2014
Sắn Mất Mùa, Rớt Giá Sắn Mất Mùa, Rớt Giá

Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.

02/12/2014