Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê

Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê
Ngày đăng: 22/11/2015

Cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên so với cây cà phê của vườn đối chứng, cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn.

Những năm qua thời tiết thay đổi khí hậu khắc nghiệt, đất đai chai cứng bạc màu.

Nấm bệnh phát triển khiến cây cà phê vàng lá, khô cành, rụng quả non.

Nông dân lo lắng, bón phân không cân đối đất chua khiến cây cà phê già cỗi nhanh chóng vì vậy dẫn đến năng suất thấp, chất lượng quả nhỏ, chín ép, không đồng đều, chất lượng cà phê kém khiến cho giá bán cà phê chưa cao.

Năng suất bình quân khoảng 3 tấn nhân/ha.

Niên vụ cà phê năm 2014 - 2015, Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang tại tỉnh Gia Lai triển khai bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên.

Nhiều mô hình canh tác cho cây cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai với mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5 - 6 tấn nhân trên ha.

Chương trình đã hỗ trợ nông dân tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch theo những tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững (4C); áp dụng giải pháp đồng bộ quy trình "Dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê" của Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông tại Tây Nguyên; đ

Đánh giá hiệu quả mô hình làm cơ sở tuyên truyền và nhân rộng trong những niên vụ sản xuất tiếp theo.

Tham gia chương trình gồm 7 hộ, trong đó có 4 hộ ở phường Yên Thế-TP. Pleiku và 3 hộ ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah.

Trước khi các hộ làm mô hình, vườn cây cà phê phát triển ở mức trung bình, cây khỏe, lá xanh tuy nhiên màu xanh chưa được đều và đẹp.

Nguyên nhân được cho là do bà con vẫn canh tác theo hướng truyền thống, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, bón quá nhiều phân vô cơ khiến đất sớm thoái hóa, chai cứng, mất độ tơi xốp.

Theo đó rễ cây phát triển kém, tỷ lệ rễ non chưa nhiều, đặc biệt là rễ tơ.

Cũng chính việc bón phân thiếu khoa học nói trên, đã làm môi trường đất bị ảnh hưởng không nhỏ, đất chua, làm tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ.

Mô hình được triển khai từ tháng 12-2014, đến nay đã thu được kết quả đáng mừng khi bà con áp dụng quy trình dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê của Công ty Tiến Nông, cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên.

Đất tơi xốp, có giun đất ở bên dưới, do vậy rễ tơ ra nhiều hơn.

Ở phần trên của cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn...

Nông dân Nguyễn Văn Trình-tổ 2, phường Yên Thế, TP. Pleiku có 1 ha cà phê tham gia mô hình phấn khởi cho biết: “Tôi sử dụng sản phẩm phân bón Tiến Nông từ tháng 3-2015, bón 0,5kg mỗi cây.

Qua các lần bón phân, tôi thấy cây cà phê phát triển tốt.

Cụ thể là cây phát cành nhiều, hạn chế bệnh gỉ sắt, quả phát triển tốt do cành nhiều.

Năng suất ước đạt 5,5 tấn nhân mỗi ha".

Hầu hết bà con tham gia mô hình đều có chung nhận xét: Sử dụng đồng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật; cành nhánh phát triển to khỏe, bản lá xanh đều, trái chín đồng đều, hạn chế rụng trái non; hạn chế hiện tượng ra trái cách năm, dự kiến giá bán cao hơn bình thường 500 - 1.000 đồng/kg.

Đặc biệt chi phí đầu tư bộ sản phẩm Tiến Nông thấp hơn rất nhiều so với bình thường...

Mô hình canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê.

Nông dân tham gia mô hình đã có ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tập quán canh tác thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Người dân đã ý thức được sản xuất và thu hoạch cà phê đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết, nhờ đó chất lượng hạt cà phê được nâng cao.

Đây là cơ hội để sản phẩm của nông dân có thể tiếp cận, đàm phán với các nhà xuất khẩu, chế biến, rang xay, bán được giá cao hơn, ổn định hơn so với sản phẩm thông thường chưa được chứng nhận.


Có thể bạn quan tâm

Gia trại vịt chạy đồng ở Hương Phong Gia trại vịt chạy đồng ở Hương Phong

Những năm gần đây, nuôi vịt chạy đồng theo hướng gia trại là phương thức chăn nuôi được người dân ở xã Hương Phong (Hương Trà, Thừa Thiên Huế) áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

04/11/2015
Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao

Hiện nay, phong trào phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đang được ưu tiên phát triển. Đây được xem là một hướng phát triển kinh tế mới mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.

04/11/2015
Những điểm lưu ý khi sử dụng phân bón nhằm tránh phân bón giả, phân bón kém chất lượng Những điểm lưu ý khi sử dụng phân bón nhằm tránh phân bón giả, phân bón kém chất lượng

Phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang là vấn đề được bà con nông dân rất quan tâm vì khi mua và sử dụng phân bón giả, phân kém chất lượng sẽ gây thiệt hại rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nông dân.

04/11/2015
Nông dân Tây Ninh trồng ớt phục vụ thị trường Tết Nông dân Tây Ninh trồng ớt phục vụ thị trường Tết

Nông dân 2 huyện biên giới Bến Cầu và Châu Thành (Tây Ninh) hiện đã xuống giống được khoảng 200 ha ớt.

04/11/2015
190.000 đồng/kg bắp giống chuyển gien của Dekalb Việt Nam 190.000 đồng/kg bắp giống chuyển gien của Dekalb Việt Nam

Công ty Dekalb Việt Nam vừa công bố giá giống bắp chuyển gien sẽ bán lần đầu tiên cho nông dân trong vụ mùa tới, khi đã được Chính phủ Việt Nam cho phép trồng và thương mại hóa 2 giống DK6919S và DK6818S, là 190.000 đồng/kg (thấp hơn giá bán tại Philippines).

04/11/2015