Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.
Để thực hiện nghị quyết này, tỉnh Hà Giang đã lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn của tỉnh như “Phong trào xây dựng NTM”, Chương trình “Dân vận khéo”, mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Nếu như năm 2008, bình quân lương thực đầu người của Hà Giang đạt 395kg, thì sau 5 năm đã nâng lên 465kg.
Sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang đã có nhiều thay đổi sau 5 năm.Ngoài ra, để triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn về cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất và chất lượng cao, kết hợp đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào trong quá trình sản xuất. Mặt khác, Hà Giang cũng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác thâm canh, tăng vụ và đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào trong quá trình sản xuất...
Vì vậy, đến năm 2012 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh của Hà Giang đã đạt 371.740 tấn, tăng 92.119 tấn so với năm 2008; góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm, đến năm 2012 đạt 5.776,6 tỷ đồng, chiếm 31,98% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 195,8% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm, còn 25,3%- tính đến cuối năm 2012.
Đặc biệt, trong Chương trình xây dựng NTM, người dân trên địa bàn toàn tỉnh của Hà Giang đã hiến được trên 448.650m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương. Người dân cũng đã đóng góp được gần 850.000 ngày công để xây dựng 270km đường giao thông nông thôn; mở mới được 323km đường cấp phối các loại; xây 3.804 bể nước và gần chục nghìn công trình nhà vệ sinh. Hiện ở Hà Giang, 100% số xã cũng đã có đường ô tô đến trung tâm.
Có thể bạn quan tâm

Cá Song Chuột hay còn gọi là cá mú chuột, là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, khi nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột.

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.