Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.
Để thực hiện nghị quyết này, tỉnh Hà Giang đã lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn của tỉnh như “Phong trào xây dựng NTM”, Chương trình “Dân vận khéo”, mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Nếu như năm 2008, bình quân lương thực đầu người của Hà Giang đạt 395kg, thì sau 5 năm đã nâng lên 465kg.
Sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang đã có nhiều thay đổi sau 5 năm.Ngoài ra, để triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn về cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất và chất lượng cao, kết hợp đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào trong quá trình sản xuất. Mặt khác, Hà Giang cũng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác thâm canh, tăng vụ và đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào trong quá trình sản xuất...
Vì vậy, đến năm 2012 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh của Hà Giang đã đạt 371.740 tấn, tăng 92.119 tấn so với năm 2008; góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm, đến năm 2012 đạt 5.776,6 tỷ đồng, chiếm 31,98% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 195,8% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm, còn 25,3%- tính đến cuối năm 2012.
Đặc biệt, trong Chương trình xây dựng NTM, người dân trên địa bàn toàn tỉnh của Hà Giang đã hiến được trên 448.650m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương. Người dân cũng đã đóng góp được gần 850.000 ngày công để xây dựng 270km đường giao thông nông thôn; mở mới được 323km đường cấp phối các loại; xây 3.804 bể nước và gần chục nghìn công trình nhà vệ sinh. Hiện ở Hà Giang, 100% số xã cũng đã có đường ô tô đến trung tâm.
Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.

Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...

Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.

Nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp thay vì mua thức ăn tổng hợp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.