Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.
Để thực hiện nghị quyết này, tỉnh Hà Giang đã lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn của tỉnh như “Phong trào xây dựng NTM”, Chương trình “Dân vận khéo”, mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Nếu như năm 2008, bình quân lương thực đầu người của Hà Giang đạt 395kg, thì sau 5 năm đã nâng lên 465kg.
Sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang đã có nhiều thay đổi sau 5 năm.Ngoài ra, để triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn về cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất và chất lượng cao, kết hợp đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào trong quá trình sản xuất. Mặt khác, Hà Giang cũng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác thâm canh, tăng vụ và đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào trong quá trình sản xuất...
Vì vậy, đến năm 2012 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh của Hà Giang đã đạt 371.740 tấn, tăng 92.119 tấn so với năm 2008; góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm, đến năm 2012 đạt 5.776,6 tỷ đồng, chiếm 31,98% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 195,8% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm, còn 25,3%- tính đến cuối năm 2012.
Đặc biệt, trong Chương trình xây dựng NTM, người dân trên địa bàn toàn tỉnh của Hà Giang đã hiến được trên 448.650m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương. Người dân cũng đã đóng góp được gần 850.000 ngày công để xây dựng 270km đường giao thông nông thôn; mở mới được 323km đường cấp phối các loại; xây 3.804 bể nước và gần chục nghìn công trình nhà vệ sinh. Hiện ở Hà Giang, 100% số xã cũng đã có đường ô tô đến trung tâm.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.