Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình

Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình
Ngày đăng: 12/05/2012

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

Tuy nhiên có những hộ chưa phát huy được hiệu quả của mô hình này do thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu giống; quy mô sản xuất đa phần còn nhỏ lẻ, sản lượng hàng hoá thấp. Dự án “Hỗ trợ sản xuất giống nấm các loại và nâng cao năng lực sản xuất giống nấm cho cán bộ kỹ thuật” do Sở Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư và Trung tâm ứng dụng KHCN và Đo lường, thử nghiệm phối hợp thực hiện đã từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng các mô hình trồng nấm hàng hoá cho toàn tỉnh.

Ông Hoàng Trọng Lễ, Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHCN và Đo lường thử nghiệm cho biết: Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm bởi nguồn lao động dồi dào, môi trường, khí hậu thích hợp cho phần lớn các loại nấm nuôi trồng sinh trưởng và hàng năm chúng ta có khoảng 80.000 ha đất trồng lúa nước, tương đương có khoảng 450.000 tấn rơm, rạ có thể đưa vào làm nguyên liệu trồng nấm. Do vậy, ngay từ khi thành lập, Trung tâm đã xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào và nhân giống nấm, tập trung tổ chức sản xuất các giống nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, nấm rơm và nấm linh chi cung cấp cho các hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng mô hình trình diễn nuôi trồng các loại nấm để các hộ trồng nấm, các đơn vị đến tham quan, học tập kinh nghiệm; tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng các loại nấm cho các hộ trồng nấm trên địa bàn. Hiện nay với các hạng mục công trình được xây dựng trên diện tích 2.590 m2 và trang thiết bị, máy móc vật tư chuyên dùng, Trung tâm có đủ năng lực và điều kiện để sản xuất 20 - 30 tấn giống nấm/năm, đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Viện Di truyền nông nghiệp.

Năm 2011, Trung tâm được UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ đạo chương trình giống của tỉnh giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống nấm các loại và nâng cao năng lực sản xuất giống nấm cho cán bộ kỹ thuật”. Kết quả, trong năm 2011 Trung tâm đã sản xuất được 500 kg giống nấm rơm; 9.000 kg giống nấm sò, 2.000 kg giống nấm mộc nhĩ; 500 kg giống nấm mỡ; 6.000 chai giống nấm linh chi. Các loại giống nấm của Trung tâm được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, giống đạt chất lượng tốt nên các hộ nuôi trồng nấm thương phẩm đạt năng suất cao: Nấm rơm đạt 230 kg/tấn nguyên liệu; nấm sò từ 600 - 1.000 kg/tấn nguyên liệu, riêng giống nấm mộc nhĩ được Trung tâm sản xuất trên cơ chất thóc nên giúp giảm một nửa chi phí mua giống cho các hộ nuôi trồng, bên cạnh đó giúp giảm thời gian (từ gieo cấy đến treo bịch) từ 5 đến 7 ngày.

Ông Trần Văn Tư ở xóm 2, xã Khánh Vân là một chủ trang trại trồng nấm cho biết: Năm nay, gia đình ông đang sản xuất 15.000 bịch nấm linh chi và cũng lấy giống từ Trung tâm về sản xuất. Đây là loại nấm khó nuôi trồng hơn các loại khác, nhưng nhờ có giống đảm bảo chất lượng nên nấm phát triển rất tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. Dự tính năng suất đạt 60 - 70 tấn nấm khô/tấn nguyên liệu, sau khi trừ chi phí ông cũng thu lãi trên 200 triệu đồng. Có thể nói, sự thành công của Dự án “Hỗ trợ sản xuất giống nấm các loại và nâng cao năng lực sản xuất giống nấm cho cán bộ kỹ thuật” đã góp phần để nghề nấm trên địa bản tỉnh phát triển, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng các mô hình sản xuất nấm hàng hoá.

Có thể bạn quan tâm

Vinh Danh Ông Bảy Vinh Thành Công Với Nghề Ương Nuôi Nghêu Giống Vinh Danh Ông Bảy Vinh Thành Công Với Nghề Ương Nuôi Nghêu Giống

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

20/07/2012
Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV

Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.

08/04/2015
Tiếp Sức Người Trồng Gừng Tiếp Sức Người Trồng Gừng

Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.

26/06/2012
Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá

Trái với mọi năm, sau đợt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng thường hút hàng với giá khá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm trong thời gian dài. Tuy nhiên, năm nay tôm thẻ chân trắng đang rớt giá thê thảm dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều than thiếu nguyên liệu và hầu hết tôm thẻ chân trắng ở miền Trung lẫn miền Tây vẫn đang nằm trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành.

23/07/2012
Huyện Tuy An (Phú Yên) quy hoạch thả nuôi 40ha sò huyết trong khu vực đầm Ô Loan Huyện Tuy An (Phú Yên) quy hoạch thả nuôi 40ha sò huyết trong khu vực đầm Ô Loan

UBND huyện Tuy An và Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên đã tiến hành quy hoạch 40ha trên đầm Ô Loan để thực hiện mô hình thả nuôi sò huyết.

08/04/2015