Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Huyện Thọ Xuân

Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Huyện Thọ Xuân
Ngày đăng: 29/10/2014

Thọ Xuân là huyện nằm trong tốp đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản, huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, với vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao lên tới 6.500 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha/năm; vùng mía có diện tích 3.526 ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 200.000 tấn; vùng cao su với diện tích gần 900 ha.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, từ năm 2010 đến 2013, huyện đã thực hiện chuyển đổi hơn 300 ha đất trồng mía, đất trồng sắn hiệu quả kinh tế thấp và đất rừng nghèo kiệt có độ dốc dưới 15 độ sang trồng cao su; thực hiện chuyển đổi 523 ha đất trồng lúa tại những khu vực khó tưới, kém năng suất sang trồng các loại cây rau màu giá trị cao, như: dưa chuột, cà chua, mướp đắng...

Riêng năm 2014, huyện đã thực hiện chuyển đổi 1.029 ha mía kém năng suất sang trồng một số loại cây có giá trị kinh tế cao, như: ngô dày dùng làm thức ăn phục vụ chăn nuôi, ngô thương phẩm, ớt kim chỉ thiên xuất khẩu, bí xanh...

Trao đổi với hộ anh Nguyễn Hữu Vinh, xã Xuân Phú (Thọ Xuân) – hộ có 3 ha đất trồng mía kém năng suất được chuyển sang trồng ngô, chúng tôi được biết: Trước đây, gia đình anh có 3 ha đất trồng mía liên tiếp trong nhiều năm, làm cho đất bị bạc màu, năng suất thấp, thêm vào đó, những năm gần đây giá mía thấp, nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Sau khi chuyển đổi từ cây mía sang trồng cây ngô, giá trị kinh tế đem lại cao hơn nhiều.

Theo tính toán của các hộ dân, đối với diện tích chuyển đổi sang trồng cây ngô dày dùng làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, mỗi năm trồng 3 vụ, nếu thâm canh tốt có thể bố trí trồng 4 vụ, mỗi vụ cho năng suất khoảng 35-40 tấn/ha, với giá bán 850-900.000 đồng/tấn, bà con nông dân thu về khoảng 29-35 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 24-30 triệu/ha/vụ.

Như vậy, với 1 ha trồng ngô dày, mỗi năm bà con nông dân thu lãi khoảng 80-100 triệu đồng/năm, cao hơn gấp 4 lần so với trồng mía trước đây.

Với những diện tích được chuyển sang trồng ngô thương phẩm lấy hạt của gia đình anh Vinh, 1 ha mỗi năm cho năng suất khoảng 17 tấn, với giá bán 7 triệu đồng/tấn, mỗi năm anh thu về khoảng 100-110 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi khoảng 50-60 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2,5 đến 3 lần so với trước khi chưa chuyển đổi.

Cũng với diện tích đất trồng mía kém năng suất, nhưng gia đình chị Hoàng Thị Lý, xã Thọ Xương (Thọ Xuân) lại chọn cây rau màu có giá trị như mướp đắng, cà chua, bí xanh vào thực hiện chuyển đổi. Sau một năm thực hiện chuyển đổi, theo tính toán của chị Lý, hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn nhiều.

Do là vùng đất mía kém năng suất, nên 1 ha mía trước đây nếu chăm sóc tốt cũng chỉ lãi khoảng 30 triệu đồng/ha, nhưng sau khi chuyển sang trồng rau màu các loại thì với 1 ha gia đình chị thu lãi khoảng 90-110 triệu đồng mỗi năm.

Chị Lý chia sẻ thêm: Tuy làm rau màu vất vả, tốn công chăm sóc hơn các loại cây trồng khác, song gia đình chị lại có thu nhập ổn định trong cả năm.

Trao đổi với đồng chí Đỗ Thị Loan, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân về định hướng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện trong thời gian tới, chúng tôi được biết: Để tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế cho bà con nông dân, huyện đang tiếp tục cho rà soát, quy hoạch lại những diện tích đất lúa, đất mía kém năng suất chuyển sang trồng các loại cây trồng khác phù hợp với nhu cầu thị trường, cho giá trị kinh tế cao hơn. 

Cùng với việc ổn định vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với diện tích 6.500 ha ở 37 xã, xây dựng vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao trên 1.900 ha ở 9 xã, điều chỉnh quy hoạch vùng trồng mía tập trung 2.000 ha ở 15 xã bán sơn địa, huyện Thọ Xuân dự kiến đến năm 2020, sẽ chuyển đổi  khoảng 1.500 ha đất mía và 1.200 ha lúa kém năng suất sang trồng các loại cây có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Hành Tây Rớt Giá, Su Su Lên Ngôi Hành Tây Rớt Giá, Su Su Lên Ngôi

Nguyên nhân do hiện đang là mùa khô, mùa thu hoạch rộ của hành tây, đồng thời cũng là thời điểm su su kém phát triển nhất trong trong năm.

02/04/2014
Nông Dân Làm Giàu Sau Xuất Ngoại Nông Dân Làm Giàu Sau Xuất Ngoại

Những chuyến tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở các nước có nền nông nghiệp phát triển dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ giúp thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều nông dân TP.HCM.

02/04/2014
Nông Dân Các Địa Phương Tập Trung Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Hè Thu Nông Dân Các Địa Phương Tập Trung Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Hè Thu

Trong vụ hè thu năm nay, huyện Tuy Đức đã gieo trồng được hơn 5.000 ha cây trồng các loại. Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, giúp cây trồng phát triển tốt và hứa hẹn cho năng suất cao.

24/07/2014
Thị Xã Quảng Yên (Quảng Ninh) Thả 40 Vạn Tôm Giống Về Tự Nhiên Thị Xã Quảng Yên (Quảng Ninh) Thả 40 Vạn Tôm Giống Về Tự Nhiên

Nhân kỷ niệm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam, ngày 1-4, tại khu bến Giang, phường Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức lễ mít tinh ôn lại truyền thống của ngành và thực hiện thả cá giống xuống vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

02/04/2014
Tay Trắng Thu Bạc Tỷ Nhờ Nuôi Ốc Hương Trên Đảo Ngọc Tay Trắng Thu Bạc Tỷ Nhờ Nuôi Ốc Hương Trên Đảo Ngọc

Ông Ba Nhàn nhớ lại, năm 2005 gia đình ông từ Rạch Giá (Kiên Giang) ra sống trên đất đảo hoang sơ. Tại đây, ông chỉ xin được khoảnh đất nhỏ đủ cất được cái nhà trú mưa trú nắng cho vợ con sinh sống. Ông Ba Nhàn làm nghề đi tàu biển thuê. Mỗi lần tàu cập bến, chủ tàu cho phân loại các loài thủy hải sản để bán.

24/07/2014