Quảng Trị Thí Điểm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã triển khai thí điểm mô hình nuôi cá rô đầu vuông, kết quả bước đầu cho thấy đây là đối tượng nuôi mới cho giá trị kinh tế cao và có thể nhân rộng ra trên địa bàn.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Cam Thủy và ông Nguyễn Đức Chiến, ở thị trấn Cam Lộ với diện tích ao nuôi là 2.000m2, số lượng cá giống là 30.000 con.
Quá trình triển khai, các hộ nuôi được hỗ trợ cá giống, 30% thức ăn, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi, quy trình phòng bệnh… Sau 3 tháng mô hình đã cho thu hoạch với trọng lượng từ 7-8 con/kg. Qua mô hình cho thấy, nuôi cá rô đầu vuông mang lại giá trị kinh tế cao hơn các giống cá khác, trung bình mỗi ao nuôi 1.000m2 cho lãi 15 triệu đồng; thời gian thu hoạch trong vòng 3-4 tháng nuôi nên chi phí thức ăn ít hơn, đầu ra dễ dàng, hiện nay giá bán trên thị trường từ 55.000-60.000 đồng/kg.
Với những ưu điểm này, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ tiếp tục tuyên truyền để nhân rộng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.9, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3351QĐ/UBND về việc khen thưởng các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 2).

Đêm 28.9, ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi, ở tổ 44, khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) trong lúc hành nghề đánh bắt hải sản trên vùng biển Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) đã bắt được một con cá lạ nặng 9,5kg, dài khoảng 1m, toàn thân cá có màu vàng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa kiến nghị Chính phủ cho phép lùi thời hạn áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10% và hàm ẩm (hàm lượng nước) không vượt quá 83% đến ngày 1-1-2019, thay vì sẽ áp dụng vào ngày 1-1-2016.

Do sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có chất lượng không cao, không có thương hiệu, nên thị trường xuất khẩu khá hạn chế, không ổn định, buộc phải phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ tính nhưng rất bấp bênh là Trung Quốc.

Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang, hiện toàn tỉnh mới có 391 lò sấy lúa, phần lớn là lò có công suất nhỏ, 4 - 10 tấn/mẻ, chỉ đáp ứng khoảng 40% sản lượng lúa/vụ.