Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Năm 2014 – 2015, huyện đã đầu tư trên 800 triệu đồng sử dụng để hỗ trợ 50% chi phí mua 230 heo cái hậu bị giống cao sản cho các hộ chăn nuôi heo tại các xã Thanh Phú, Mỹ Yên, Nhựt Chánh, Phước Lợi, An Thạnh, Thạnh Đức và Lương Hòa.
Qua gần 2 năm thực hiện, chương trình đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn heo ở địa phương.
Hiện nay, tổng đàn heo của huyện có khoảng 22.000 con, riêng đàn heo cái sinh sản gần 5.000 con.
Ngoài hỗ trợ bà con chăn nuôi con giống tốt, Trạm Khuyến nông huyện đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con quy trình nuôi heo giống cao sản và áp dụng công nghệ khí sinh học để đồng lúc đáp ứng yêu cầu hạn chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.
Theo dõi tiến trình chăn nuôi đàn heo giống thuộc chương trình cho thấy đàn heo con được nuôi thịt đã cải thiện đáng kể tỷ lệ nạc nên người nuôi bán được giá heo hơi cao hơn khoảng 200.000 đồng/tạ, đồng thời có thể rút ngắn thời gian nuôi do heo tăng trọng nhanh.
Với hiệu quả đạt được rất thuyết phục nên lãnh đạo huyện dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư thêm 200 heo cái hậu bị giống cao sản để hỗ trợ cho bà con chăn nuôi ở các địa phương khác trong giai đoạn 2016 – 2017.
Đồng thời, kết quả thu được trong thực tế nêu trên đã tạo được tác động thúc đẩy bà con chăn nuôi mạnh dạn đầu tư thay đàn heo sinh sản cũng như cải thiện quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm khai thác tốt nhất các ưu điểm di truyền của các giống heo cao sản.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, tăng thu nhập, nhưng lại khó nhân rộng.

Mới đây, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã có công điện khẩn yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng sông Hồng và các công ty thủy lợi khẩn trương chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng lấy nước đổ ải cho vụ đông xuân 2013 - 2014 từ ngày 14/1.

Đứng thẫn thờ nhìn ruộng lúa gần 20 ngày tuổi chết dần chết mòn, chị Phan Thị Hòa ở thôn Đơn Sa, xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) quả quyết “Phải gieo lại thôi, chứ như thế này không cứu vãn được nữa”.

Những ngày này, bà con nông dân ở Câu lạc bộ (CLB) cây ăn trái Đồng Tiến (ấp 6, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đang phấn khởi chuẩn bị bước vào thu hoạch cam, quýt phục vụ thị trường tết với giá bán cao.

Sở KH-CN Nghệ An phối hợp với Cty Nông nghiệp Xuân Thành triển khai dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” tại huyện Quỳ Hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh, tác nhân lan truyền bệnh Greening.