Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Năm 2014 – 2015, huyện đã đầu tư trên 800 triệu đồng sử dụng để hỗ trợ 50% chi phí mua 230 heo cái hậu bị giống cao sản cho các hộ chăn nuôi heo tại các xã Thanh Phú, Mỹ Yên, Nhựt Chánh, Phước Lợi, An Thạnh, Thạnh Đức và Lương Hòa.
Qua gần 2 năm thực hiện, chương trình đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn heo ở địa phương.
Hiện nay, tổng đàn heo của huyện có khoảng 22.000 con, riêng đàn heo cái sinh sản gần 5.000 con.
Ngoài hỗ trợ bà con chăn nuôi con giống tốt, Trạm Khuyến nông huyện đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con quy trình nuôi heo giống cao sản và áp dụng công nghệ khí sinh học để đồng lúc đáp ứng yêu cầu hạn chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.
Theo dõi tiến trình chăn nuôi đàn heo giống thuộc chương trình cho thấy đàn heo con được nuôi thịt đã cải thiện đáng kể tỷ lệ nạc nên người nuôi bán được giá heo hơi cao hơn khoảng 200.000 đồng/tạ, đồng thời có thể rút ngắn thời gian nuôi do heo tăng trọng nhanh.
Với hiệu quả đạt được rất thuyết phục nên lãnh đạo huyện dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư thêm 200 heo cái hậu bị giống cao sản để hỗ trợ cho bà con chăn nuôi ở các địa phương khác trong giai đoạn 2016 – 2017.
Đồng thời, kết quả thu được trong thực tế nêu trên đã tạo được tác động thúc đẩy bà con chăn nuôi mạnh dạn đầu tư thay đàn heo sinh sản cũng như cải thiện quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm khai thác tốt nhất các ưu điểm di truyền của các giống heo cao sản.
Có thể bạn quan tâm

Trên màn ảnh truyền hình, nhiều bà con ngỡ ngàng khi thấy dân Quảng Ngãi trồng củ cải quá tốt. Có những củ to như bắp tay, dài mấy chục centimét, trắng nõn, lá mượt xanh.

Được Quỹ Hỗ trợ nông dân (ND) cho vay vốn, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội đã có điều kiện mở rộng diện tích, cải tạo ao, mua thêm cá giống về nuôi...

Ở một số vùng nuôi tôm, việc kết hợp nuôi cá điêu hồng xen canh với tôm sú vào mùa nước ngọt là biện pháp tốt để giảm rủi ro và cân bằng môi trường sinh thái.

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.

Theo tính toán của ngành chuyên môn, để đầu tư cho một héc-ta nuôi tôm quảng canh cải tiến, người nông dân phải đầu tư các khoản như: cải tạo ao đầm, men vi sinh, tiền con giống, thức ăn bổ sung, tương đương 12 triệu đồng/vụ. Quả thật đây là khoản tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình có mức sống trung bình.