Hiệu quả từ cây chôm chôm

Toàn huyện Nghĩa Hành có hơn 30ha chôm chôm, được trồng nhiều ở hai xã Hành Nhân và Hành Minh.
Nhiều nông dân cho biết, một gốc chôm chôm khoảng 4 năm tuổi trở lên, nếu trúng mùa có thể thu về khoảng 2 - 4 tạ quả.
Với giá bán 15.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân sẽ có thu nhập khá nếu so với các loại cây ăn quả khác.
Gia đình anh Huỳnh Văn Khôi, ở thôn Long Bành Bắc, xã Hành Minh trồng được 2 sào, năm nay chôm chôm sum suê quả, nên anh rất phấn khởi. Anh Khôi cho biết:
“Từ đầu mùa đến giờ, gia đình tôi thu hoạch được khoảng 1,5 tấn, giá bán so với năm trước cao hơn nên những nhà vườn ở đây ai cũng vui”.
Người dân rất vui vì chôm chôm được mùa, được giá.
Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp nên cây chôm chôm ở đây phát triển rất tốt; công chăm bón, phân thuốc cũng ít nên bà con đỡ tốn chi phí.
Mặc dù diện tích chôm chôm ở xã Hành Nhân, Hành Minh còn khá khiêm tốn so với một số loại cây trồng khác nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho bà con rất cao.
Ông Phan Thanh Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh, cho hay:
“Toàn xã có khoảng 15ha chôm chôm.
Về chất lượng, chôm chôm trồng ở xã không thua kém so với các tỉnh khác.
Nhưng vấn đề là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các nhà vườn. Sắp tới xã sẽ thành lập tổ hợp tác để giúp cho bà con trao đổi kinh nghiệm, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Tiếp đó sẽ xúc tiến xây dựng thương hiệu chôm chôm “Made in Nghĩa Hành” để khẳng định hơn nữa vị thế của cây chôm chôm ở đây”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.