Hiệu Quả Trồng Bí Đỏ Xen Táo

Theo các chủ vườn thì sau tết, đốn cành táo để lại gốc cho mọc mầm và vươn cành vào mùa sau. Để tránh lãng phí đất, họ trồng bí đỏ trong vườn táo.
Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.
Chúng tôi đi dọc cánh đồng của xã Dậu Dương, ngoài cây đu đủ giống mới đang ra quả là những vườn táo lai bạt ngàn đang lên mầm sau khi được đốn hạ. Dưới gốc táo, những quả bí đỏ lăn lóc, chín vàng đang chờ được thu hái. Theo các chủ vườn thì sau tết, đốn cành táo để lại gốc cho mọc mầm và vươn cành vào mùa sau. Để tránh lãng phí đất, họ trồng bí đỏ trong vườn táo.
Khi táo được đốn hạ sẽ tạo ra một không gian và khoảng cách rộng, thoáng giữa các hàng táo. Vì vậy, đây là điều kiện tốt để trồng cây hoa màu, nhất là cây bí đỏ. Vào trung tuần tháng 3, tiết trời ấm áp tiến hành đào hố và đặt hom bí dọc theo diện tích đất trống giữa các hàng táo. Mỗi hom bí cách nhau từ 1,2 - 1,5 m.
Bí đỏ không kén đất, nếu gặp đất ruộng tơi xốp cộng với độ ẩm do tán cây táo tạo ra vào mùa trước sẽ giúp cây phát triển tốt. Hơn nữa, không cần nhiều phân bón, công chăm sóc. Bí đỏ rất sai quả, tỷ lệ đậu quả từ 90 - 95%. Hằng năm, vào độ tháng 4 - 5 tiến hành thu hoạch bí đỏ.
Thông thường, bí đỏ ở Dậu Dương được thu hái vào 2 đợt. 1 đợt phụ vào đầu mùa khi quả bí còn xanh để kịp bán. Đợt chính vào cuối tháng 5 khi quả bí đã già, chuyển sang màu vàng sẫm. Với giá bí hiện nay từ 5.000 - 7.000 đ/kg nông dân thu nhập từ 10 triệu đồng/sào trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.

Năm nay là vụ thứ 3 tỉnh Bắc Kạn đưa dong riềng vào cơ cấu cây trồng mũi nhọn với quy mô đại trà, nhờ đó diện tích cây trồng này đã nhanh chóng được mở rộng lên tới gần 3.000ha, trong khi kế hoạch năm 2013 mới chỉ là 2.100ha. Sản lượng củ dong năm nay ước đạt 193.000 tấn.