Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp

Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp
Ngày đăng: 28/06/2013

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

Với mô hình kinh tế VAC, Chi hội tập trung phát triển mô hình đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chi hội có 9,5ha; 120 con bò sinh sản; trên 1.000 con gia cầm các loại, 50ha lúa, sắn, dong riềng. Với ý chí không cam chịu cảnh đói nghèo, cộng với sự tận tuỵ nhiệt tình, uy tín của Chi hội trưởng Lò Văn Tỉnh, các thành viên trong Chi hội luôn phấn đấu khắc phục mọi khó khăn để vươn lên xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Hàng năm, Chi hội cử từ 3 đến 4 thành viên đi tham quan học tập kinh nghiệm làm ăn trong và ngoài tỉnh; từ đó về áp dụng vào các mô hình của Chi hội, hướng dẫn thành viên khác để mô hình đạt hiệu quả cao hơn.

Ngay từ khi mới thành lập, Chi hội đề ra quy chế hoạt động như đóng quỹ, lên lịch cắt phiên nhau chăm sóc và bảo vệ; mỗi tuần tổ chức sinh hoạt chi hội 1 lần để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt cho các thành viên.

Nhờ vậy, mô hình phát triển kinh tế của Chi hội đều đạt hiệu quả cao. Mỗi năm Chi hội xuất bán ra thị trường từ 1,5 đến 2 tấn cá thịt, 6-7 tấn thịt trâu, bò; từ 13-15 tấn lúa, sắn, dong riềng. Thu nhập bình quân của các thành viên trong Chi hội sau khi đã trừ các khoản chi phí còn tích luỹ được từ 70-75 triệu đồng/năm. Từ thu nhập trên, các thành viên trong Chi hội đã có tiền làm nhà, mua sắm tiện nghi trong gia đình, con cái được ăn học đến nơi đến chốn.

Giúp thành viên Chi hội có kiến thức sản xuất kinh doanh, Chi hội bản Tà Bung đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng NN-PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Điện Biên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt cho các thành viên.

Được sự quan tâm của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp -  Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, huyện đã tạo điều kiện cho các thành viên trong chi hội vay vốn phát triển sản xuất như nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ giải quyết việc làm, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn học sinh sinh viên, nguồn vốn xuất khẩu lao động để con em trong Chi hội có điều kiện học tập và đi xuất khẩu lao động.

Khi mới thành lập, Chi hội còn 3 hộ nghèo song bằng cách làm hiệu quả, thiết thực, đến nay Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung không còn hộ nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao

Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng

26/06/2011
Khắc Phục Hạn Chế Để Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn Khắc Phục Hạn Chế Để Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

31/10/2011
Kế Hoạch Thúc Đẩy Lĩnh Vực Nông - Lâm - Ngư Nghiệp Của Nhật Bản Kế Hoạch Thúc Đẩy Lĩnh Vực Nông - Lâm - Ngư Nghiệp Của Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.

31/10/2011
Việt Nam Làm GAP Ngược Quy Trình Việt Nam Làm GAP Ngược Quy Trình

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường nông sản, cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện sản xuất và minh bạch hệ thống phân phối sản phẩm.

21/03/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Hiệu Quả Từ Mô Hình “Ruộng Lúa Bờ Hoa”

Việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa đã và đang gây nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường và cả sức khỏe của con người. Trước tình trạng này, ngày càng có nhiều địa phương ở Nam Bộ ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa. Công nghệ thân thiện và hiệu quả này có một cái tên khá dân dã và lãng mạn: đó là mô hình ruộng lúa bờ hoa.

23/03/2012