Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, tình trạng tôm chết hàng loạt xảy ra ở Cà Mau khiến người nuôi tôm lao đao, nợ nần chồng chất. Toàn tỉnh có hơn 140 ha tôm nuôi bị bệnh, chủ yếu là tôm sú ở giai đoạn thả nuôi từ 20 - 30 ngày tuổi.
Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Trước tình trang tôm chết kéo dài, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Minh Hải, Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với huyện Cái Nước tìm hiểu thực tế tại xã Lương Thế Trân và xác định tôm chết do nhóm vi khuẩn vi bào tử (còn gọi là bệnh gan tuỵ) gây nên, cộng với thời tiết biến đổi bất thường làm cho tôm bị sốc và bị chết đột ngột. Bên cạnh đó, nguồn con giống thả nuôi không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và hộ nuôi tôm không quan tâm vệ sinh cải tạo đầm nuôi cũng làm phát sinh bệnh ở tôm, dẫn đến tình trạng tôm chết trên diện rộng khó có thể kiểm soát và ngăn chặn.
Hiện các ngành chuyên môn của tỉnh khuyến cáo các hộ nuôi tôm các biện pháp phòng bệnh ở tôm và tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong việc cải tạo xử lý ao đầm, chọn con giống đảm bảo chất lượng nhằm hạn chế thấp nhất về thiệt hại; đồng thời đề xuất với UBND tỉnh Cà Mau chính sách hỗ trợ (vốn, giống, thức ăn cho tôm…) để kịp thời giúp người nuôi tôm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cuối tháng 3, các ruộng đậu xanh của nông dân xã Phước Nam (Thuận Nam - Ninh Thuận) bước vào mùa thu hoạch. Niềm vui hiện rõ trên từng nét mặt nông dân khi đậu xanh năm nay được mùa, được giá.

Với đặc thù thời tiết của miền Đông Nam bộ, nông dân trồng bắp chỉ có thể xuống giống từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Nhưng nhờ chủ động được nguồn nước, chị Thị Hâm ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã thành công trong việc trồng bắp nếp trái vụ.

Hiện nhiều diện tích trồng tiêu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) bị nhiễm các loại sâu bệnh gây hại. Chủ vườn và ngành chức năng đang tập trung điều trị, không để bệnh phát tán rộng, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây tiêu.

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch củ khoai môn (loại môn sen, môn sọ) mà nhiều nông dân trồng khoai môn đã cầm chắc lỗ vì giá khoai chỉ bằng khoảng 50% mùa vụ trước.

Sau thời gian chăm sóc, hiện bà con nông dân các xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bắt đầu thu hoạch vụ đậu xanh trên đất ruộng.