Hiệu Quả Nuôi Rắn Ri Tượng Trong Thau Nhựa

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.
Anh Trần Văn Phi, ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân là một trong những hộ thực hiện việc nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa. Hình thức nuôi này giúp người nuôi dễ chăm sóc rắn và theo dõi sự phát triển của nó. Rắn không cắn lẫn nhau, tỷ lệ hao hụt rất thấp.
Người nuôi cũng có thể cho rắn sinh sản để nhân giống. Sau 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 1 - 1,5 kg, giá bán trung bình mỗi ký hơn 850.000 đồng. Riêng cơ sở của anh Phi, từ 20 con giống ban đầu, qua 2 năm anh đã có gần 50 con. Trọng lượng con lớn nhất hơn 3 kg. Bước đầu anh có thu nhập từ bán 50 con rắn giống hơn 5 triệu đồng. “Rắn ri tượng có sức sống tốt và tỷ lệ đạt đầu con khá cao”, anh Trần Văn Phi cho biết.
Thức ăn chủ yếu cho rắn là sử dụng cá phi có sẵn trong vuông nuôi tôm. Hiện nay, do nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh truyền thống phát triển mạnh, nên việc phát triển xen canh tôm, cá các loại rất phổ biến. Từ đó, nguồn cá phi trong vuông nuôi tôm rất dồi dào để làm thức ăn cho rắn. Anh Phi cho biết, để sử dụng cá phi làm thức ăn cho rắn thì phải tập cho rắn ăn cá phi từ khi rắn mới sinh để chúng quen dần với loại thức ăn này trong suốt quá trình nuôi.
Việc nuôi rắn theo kiểu này hiện nay cho thấy phù hợp với điều kiện nhàn rỗi của nhiều nông dân, hiệu quả tốt hơn nuôi trăn, ít tốn chi phí trong quá trình nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, xã Chân Sơn (Yên Sơn) đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá mạnh mẽ, bước đầu tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Với lợi thế trên 11.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 2 hồ chứa lớn là hồ thủy điện Tuyên Quang và hồ thủy điện Chiêm Hóa, việc khai thác, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm..

Thời điểm này, trên khắp những cánh đồng ở huyện Nà Hang, bà con nông dân đang hồ hởi bước vào một mùa vụ mới với nhiều niềm vui, phấn khởi từ những thắng lợi của vụ xuân, hứa hẹn những mùa vàng nặng hạt..

Là loại cây công nghiệp rất kén đất, nhưng đã hợp đất rồi thì phát triển rất nhanh, cho sản phẩm nhiều, giá trị kinh tế cao... cây sơn ta đã được khẳng định ở xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) khi ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhờ trồng cây này....

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..