Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở U Minh Khi Nhân Dân Đồng Thuận

Khánh An là 1 trong 2 xã của huyện U Minh được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện đề án quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Qua 2 năm thực hiện chương trình, diện mạo của xã có nhiều thay đổi.
Một trong những phong trào nổi bật của xã trong thời gian qua là việc huy động sức dân để xây dựng các công trình lộ giao thông nông thôn bảo đảm theo quy cách lộ nông thôn mới.
Con lộ bê-tông tuyến T19, thuộc ấp 13, xã Khánh An, huyện U Minh được khánh thành và đưa vào sử dụng ngay những tháng đầu năm 2012, có chiều dài 3.500 m, nguồn vốn đầu tư 2,5 tỷ đồng. Đây là công trình mang đậm sức dân, bởi người dân không chỉ góp 20% vốn, góp ngày công mà còn tham gia vào tổ giám sát trong suốt quá trình thi công.
Tất cả đều ý thức được rằng, góp phần xây dựng nông thôn mới không chỉ là trách nhiệm mà còn gắn chặt quyền lợi thiết thực của người dân trong đó.
Ông Tô Quốc Bình, Trưởng ấp 13, xã Khánh An, cho biết, từ khi triển khai kế hoạch thực hiện công trình này, địa phương đã tham khảo ý kiến của người dân và nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của bà con nên quá trình thi công diễn ra thuận lợi. Từ việc thu dọn mặt bằng, phá hàng rào, cây xanh để nhà thầu kịp thi công bà con đều tham gia tích cực.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân nông thôn, do đó chương trình luôn được thực hiện một cách dân chủ, công khai, người dân luôn giữ vai trò chủ thể. Họ không chỉ tham gia giám sát theo quy định từ việc thực hiện các công trình xây dựng lộ giao thông nông thôn mà còn góp vốn, góp ngày công trên tinh thần tự giác cao.
Bà Nguyễn Thị Tỏ, ấp 1, xã Khánh An, cho rằng, xây dựng lộ nông thôn gắn chặt quyền lợi của người dân trong đó, nên gia đình bà và bà con trên tuyến lộ đi qua đều đóng góp tốt nguồn vốn đối ứng để công trình bảo đảm thi công nhanh, kịp thời đưa vào sử dụng, giúp người dân đi lại thuận lợi, nhất là việc mua bán, trao đổi hàng hoá.
Đến với xã Khánh An bây giờ, đi trên những con lộ giao thông nông thôn được bê-tông hoá, mọi người đều rất phấn khởi, những con đường mới không chỉ giúp cho việc đi lại thuận lợi mà còn góp phần mở ra hướng thoát nghèo trong dân.
Tuy đời sống người dân trong xã vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng khi bàn về việc góp vốn, tham gia xây dựng đường hay các công trình phúc lợi xã hội thì người dân đều nhất trí cao.
Ông Quách Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết, tất cả các chương trình, mục tiêu đề ra đều được công khai dân chủ trước dân, trong đó đảng viên và các hội đoàn thể là những hạt nhân đi đầu trong suốt quá trình triển khai thực hiện, mọi hoạt động đều có sự tham gia giám sát chặt chẽ của người dân.
Hiện tại, Khánh An đang tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chung tay góp sức để xã sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới vào cuối năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) triển khai hơn 7 năm qua tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội với sự hỗ trợ của Hội Nông dân (ND) đang giúp ND nâng cao thu nhập...

Ngày 15/3, tại Hội nghị sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đề cập 2 vấn đề: Tạm trữ 1 triệu tấn gạo và gấp rút giảm diện tích lúa năng suất thấp, trồng các loại cây khác có thị trường. Với người Bình Thuận, những người từ lâu mang suy nghĩ: Chỉ cần vài lần trúng thanh long, cơ hội đổi đời sẽ tới, thì tin trên là tin vui vì họ có thể mở rộng diện tích, làm giàu từ giống cây có tên “rồng xanh” này.

Tại Phú Yên và Bình Định, cơ quan chức năng đang vào cuộc về vụ phát hiện 48 bao phân giả nhãn hiệu Bình Điền. Sau đó, nhiều hộ dân khác mới tá hỏa: Thời gian qua đã sử dụng phân bón… tào lao.

Người dân ở các ấp ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) đang phấn khởi vì trà dưa hấu đang phát triển tốt, hứa hẹn năng suất cao. Các ấp trồng dưa tập trung nhiều nhất là Cây Bàng, Đèn Đỏ, Cầu Muống và Bà Canh.

Mới 1 giờ sáng, vợ chồng ông Trần Văn Thịnh và bà Nguyễn Thị Hiền Dung ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) lục đục thức dậy lùa trâu xuống cánh đồng phường 9, TP Tuy Hòa đang thu hoạch lúa để thả ăn. Trong đêm tối, hai vợ chồng “kèm” bầy trâu 7 con, vượt qua chặng đường 30 cây số, mờ sáng trâu mới “lọt” xuống cánh đồng ung dung gặm gốc rạ.