Hiệu Quả Nuôi Cá Chình Trong Ao

Tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá chình trong ao.
Mô hình do ông Hưởng thực hiện với quy mô 500 m2, được Trung tâm hỗ trợ 60% chi phí mua giống, 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh…
Sau 17 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 2 kg/con, tỷ lệ sống 74%, thu được 370 kg, giá bán 430.000 đồng/kg, mô hình cho lợi nhuận trên 94 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chình trong ao từng bước đa dạng hóa giống loài vật nuôi, nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có về vật dụng và nhân lực, tạo điều kiện tốt cho các hộ nông dân tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Từng học chuyên ngành xã hội nhưng lại đam mê với sản xuất, kinh doanh nên Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Nam Anh đã mạnh dạn đầu tư sản xuất các loại nấm với quy mô lớn, trong đó có đông trùng hạ thảo, một loại dược liệu quý.

Theo Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp nông nghiệp Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), vụ thu hoạch năm nay, năng suất mía tại cánh đồng lớn dự kiến đạt từ 90 - 100 tấn/hécta, tăng khoảng 40 tấn/hécta so với năng suất cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 3.000 ha trong đó chủ lực là cây dừa với diện tích khoảng 2.400 ha, còn lại là các loại cấy ăn quả có giá trị khác như: thanh long, cây có múi…

Từ đầu năm đến nay, Trạm Khuyến nông Mang Thít (Vĩnh Long) đã chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện khoảng 8ha mô hình luân canh dưa hấu trên nền đất lúa, lợi nhuận cao hơn từ 2 - 3 lần trồng lúa.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh đốm nâu trên thanh long, thời gian qua các địa phương đã tiếp tục triển khai công tác phòng, chống bệnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận.