Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò

Tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” có 8 hộ dân ở thị trấn Tân Sơn và xã Hòa Sơn, với số lượng 23 con bò. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ một máy băm cỏ trị giá 6,8 triệu đồng (huyện hỗ trợ 70%, các hộ đối ứng 30%) và hỗ trợ 50% thức ăn ban đầu.
Ông Phạm Văn Hùng ở thôn Tân Bình, xã Hòa Sơn, hộ được chọn làm mô hình cho biết: Các phần phụ phẩm dư thừa như rơm, thân cây bắp, cây mì… được gia đình cho vào máy băm nhỏ khoảng 5 - 7cm và phơi khoảng 1 ngày mới ủ chua. Với 100kg cỏ hoặc thân cây bắp, cây mỳ… trộn với 5kg cám gạo, 0,5kg muối hạt, 1kg đường mật, sau đó trộn đều muối và cám.
Khi cho cỏ, phụ phẩm nông nghiệp vào bao nilon khoảng 20 phân thì rải đều cám, muối, đến lớp trên cùng hòa lượng mật đường tưới đều, sau đó ém hơi, buộc kín để tránh không khí vào làm hỏng. Khoảng hơn 1 tuần là bò ăn được và có thể để được trong vòng 6 tháng. Mỗi ngày, một con bò trưởng thành có thể sử dụng từ 10 - 15kg thức ăn ủ, kết hợp với cho ăn cỏ.
Trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, có thể cho ăn từ 15 - 20kg/ngày. Ông Hùng chia sẻ: Gia đình có 4 con bò nuôi vỗ béo theo hình thức bán công nghiệp, trước đây khi chưa tham gia mô hình, đàn bò tăng trưởng rất chậm. Từ khi áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn, tạo được nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò rất thích ăn và tăng trọng nhanh hơn so với ngoài mô hình khoảng 30%. Tính ra chi phí cho một lần ủ chua chỉ mất từ 80 - 100 ngàn đồng.
Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ninh Sơn cho biết: Mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò được đánh giá là hiệu quả nhất, hiện nay, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt là áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào chăn nuôi, giảm công lao động, chi phí. Hiện nay, có 4 xã đã đăng ký tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò.
Có thể bạn quan tâm

Nông nghiệp là một ngành phát triển cao ở Israel: nước này là nhà xuất khẩu các sản phẩm tươi sống quan trọng, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ nông nghiệp dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho SXNN.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, SN 1978 ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp (Núi Thành, Quảng Nam) là người tiên phong nuôi gà Đông Tảo tại địa phương.

Nhiều mẫu thịt lợn được kiểm nghiệm trên thị trường phát hiện dư lượng chất cấm và kháng sinh cao. Nguyên nhân ban đầu được xác định do người chăn nuôi đã tự ý cho những chất này vào thức ăn.

Các chuyên gia đã đến khảo sát, tìm hiểu cách thức nuôi và ấp trứng rắn tại trại nuôi rắn hổ đất của anh Nguyễn Trung Quốc và cơ sở nuôi rắn ráo trâu của anh Huỳnh Văn Miên cùng ở ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Đây là hai cơ sở nuôi rắn lớn nhất tỉnh Cà Mau.

Với tình hình thời tiết bất lợi do mưa nhiều trong những ngày qua và kết hợp với triều cường dâng cao đã làm cho không ít diện tích lúa Thu đông của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn thu hoạch bị ngập sâu, đổ ngã. Từ đó, làm cho công tác thu hoạch gặp nhiều khó khăn, thương lái ép giá, đầu ra hạt lúa thêm bấp bênh.