Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò

Tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” có 8 hộ dân ở thị trấn Tân Sơn và xã Hòa Sơn, với số lượng 23 con bò. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ một máy băm cỏ trị giá 6,8 triệu đồng (huyện hỗ trợ 70%, các hộ đối ứng 30%) và hỗ trợ 50% thức ăn ban đầu.
Ông Phạm Văn Hùng ở thôn Tân Bình, xã Hòa Sơn, hộ được chọn làm mô hình cho biết: Các phần phụ phẩm dư thừa như rơm, thân cây bắp, cây mì… được gia đình cho vào máy băm nhỏ khoảng 5 - 7cm và phơi khoảng 1 ngày mới ủ chua. Với 100kg cỏ hoặc thân cây bắp, cây mỳ… trộn với 5kg cám gạo, 0,5kg muối hạt, 1kg đường mật, sau đó trộn đều muối và cám.
Khi cho cỏ, phụ phẩm nông nghiệp vào bao nilon khoảng 20 phân thì rải đều cám, muối, đến lớp trên cùng hòa lượng mật đường tưới đều, sau đó ém hơi, buộc kín để tránh không khí vào làm hỏng. Khoảng hơn 1 tuần là bò ăn được và có thể để được trong vòng 6 tháng. Mỗi ngày, một con bò trưởng thành có thể sử dụng từ 10 - 15kg thức ăn ủ, kết hợp với cho ăn cỏ.
Trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, có thể cho ăn từ 15 - 20kg/ngày. Ông Hùng chia sẻ: Gia đình có 4 con bò nuôi vỗ béo theo hình thức bán công nghiệp, trước đây khi chưa tham gia mô hình, đàn bò tăng trưởng rất chậm. Từ khi áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn, tạo được nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò rất thích ăn và tăng trọng nhanh hơn so với ngoài mô hình khoảng 30%. Tính ra chi phí cho một lần ủ chua chỉ mất từ 80 - 100 ngàn đồng.
Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ninh Sơn cho biết: Mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò được đánh giá là hiệu quả nhất, hiện nay, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt là áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào chăn nuôi, giảm công lao động, chi phí. Hiện nay, có 4 xã đã đăng ký tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò.
Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.

Dịp nghỉ lễ kéo dài 6 ngày này đang được xem là cơ hội vàng đối với hoạt động kinh doanh khi sức mua hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh, nhất là nông, thủy sản.

Giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn hiện chỉ 25.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg cách nay ba tháng (nghịch vụ).

Chính phủ cũng yêu cầu cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Riêng các mặt hàng nông sản, ngoài đẩy mạnh xuất khẩu cần phát triển mạng lưới phân phối, lưu thông, bảo đảm tốt cung cầu, kích thích tiêu dùng nội địa...

Diện tích cà phê của riêng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã lên đến gần 125.000 ha, chiếm 85% diện tích cà phê của toàn Trung Quốc.