Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò

Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò
Ngày đăng: 26/05/2015

Tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” có 8 hộ dân ở thị trấn Tân Sơn và xã Hòa Sơn, với số lượng 23 con bò. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ một máy băm cỏ trị giá 6,8 triệu đồng (huyện hỗ trợ 70%, các hộ đối ứng 30%) và hỗ trợ 50% thức ăn ban đầu.

Ông Phạm Văn Hùng ở thôn Tân Bình, xã Hòa Sơn, hộ được chọn làm mô hình cho biết: Các phần phụ phẩm dư thừa như rơm, thân cây bắp, cây mì… được gia đình cho vào máy băm nhỏ khoảng 5 - 7cm và phơi khoảng 1 ngày mới ủ chua. Với 100kg cỏ hoặc thân cây bắp, cây mỳ… trộn với 5kg cám gạo, 0,5kg muối hạt, 1kg đường mật, sau đó trộn đều muối và cám.

Khi cho cỏ, phụ phẩm nông nghiệp vào bao nilon khoảng 20 phân thì rải đều cám, muối, đến lớp trên cùng hòa lượng mật đường tưới đều, sau đó ém hơi, buộc kín để tránh không khí vào làm hỏng. Khoảng hơn 1 tuần là bò ăn được và có thể để được trong vòng 6 tháng. Mỗi ngày, một con bò trưởng thành có thể sử dụng từ 10 - 15kg thức ăn ủ, kết hợp với cho ăn cỏ.

Trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, có thể cho ăn từ 15 - 20kg/ngày. Ông Hùng chia sẻ: Gia đình có 4 con bò nuôi vỗ béo theo hình thức bán công nghiệp, trước đây khi chưa tham gia mô hình, đàn bò tăng trưởng rất chậm. Từ khi áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn, tạo được nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò rất thích ăn và tăng trọng nhanh hơn so với ngoài mô hình khoảng 30%. Tính ra chi phí cho một lần ủ chua chỉ mất từ 80 - 100 ngàn đồng.

Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ninh Sơn cho biết: Mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò được đánh giá là hiệu quả nhất, hiện nay, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt là áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào chăn nuôi, giảm công lao động, chi phí. Hiện nay, có 4 xã đã đăng ký tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

08/12/2014
Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

23/07/2014
Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…

23/07/2014
Huyện Đà Bắc (Hòa Bình) Phát Triển Được 683 Lồng Cá Huyện Đà Bắc (Hòa Bình) Phát Triển Được 683 Lồng Cá

Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.

08/12/2014
Nuôi Cá Lăng Nha Trong Lồng Bè Thu Hàng Tỷ Đồng Nuôi Cá Lăng Nha Trong Lồng Bè Thu Hàng Tỷ Đồng

Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).

08/12/2014