Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang

Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang
Ngày đăng: 02/11/2015

Nhiệt độ trung bình năm 18,40C, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200mm. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp cho việc phát triển loại cây rau màu xứ lạnh như: Su hào, bắp cải, súp lơ, su su lấy ngọn.

Năm 2014, được sự giúp đỡ của Dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) huyện, gia đình anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng đã đưa vào trồng thử nghiệm hơn 3.000m2 cây su su lấy ngọn.

Tham gia thực hiện gia đình anh được dự án hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc cây su su.

Nhờ nắm vững kiến thức và chăm sóc đúng quy trình nên toàn bộ diện tích cây su su của gia đình anh Hầu phát triển rất tốt, hiện cây su su đã cho thu hoạch, mỗi buổi chợ mang lại thu nhập cho gia đình từ 450 đến 500 nghìn đồng.

 

Anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái (Nà Hang) chăm sóc vườn rau su su của gia đình.

Anh Hầu cho biết, chỉ hơn 3 tháng trồng cây su su đã cho thu hoạch.

Ưu điểm đặc biệt của cây su su là dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, thời gian thu hoạch ngọn nhanh và kéo dài.

Cây su su trồng 1 lần và cho thu hoạch trong nhiều vụ tiếp theo bình quân từ 3 đến 5 năm, cách chăm sóc cũng rất đơn giản, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp.

Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ trồng su su mà gia đình anh đã mua được những trang bị thiết yếu trong gia đình, phần còn lại để trang trải cuộc sống và cho con cái học hành.

Đồng chí Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái cho biết, Đảng bộ xã xác định, toàn xã đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như cây mận và lê; quy hoạch phát triển cây chè đặc sản và quy hoạch phát triển vùng trồng rau đặc sản để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.

Ngay đầu vụ đông năm 2015 này, xã đã tổ chức cho nhiều hộ tham quan học tập mô hình trồng cây su su tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua đó xây dựng kế hoạch phát triển trồng cây su su tại 23 hộ gia đình ở các thôn Hồng Ba, Pắc Khoang, Khau Tràng, Nà Mu với tổng diện tích trên 3 ha.

Hiện bà con ở các thôn trên đã tiến hành trồng cây su su theo kế hoạch.

Việc mở rộng diện tích trồng cây su su lấy ngọn tại xã là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây su su hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, mang lại đặc trưng riêng của xã Hồng Thái.

Từ đó, giúp người dân có một hướng đi mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của người dân.


Có thể bạn quan tâm

Vị Thuốc Từ Cây Ngũ Trảo Vị Thuốc Từ Cây Ngũ Trảo

Cây ngũ trảo có tên khoa học là Vitex negundo L., còn gọi là ngũ trãy, mẫu kinh, hoàng kinh, ngũ trảo phong, chân chim…, là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3-5m.

06/03/2012
Nuôi Cá Chình Trên Sông Son Nuôi Cá Chình Trên Sông Son

Với hai nhánh sông Chày, sông Son chảy qua địa bàn xã có chiều dài gần 12 km, Sơn Trạch (Bố Trạch- Quảng Bình) có điều kiện khá thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông.

07/03/2012
Hướng Tới Nuôi Cá Tra Bền Vững Hướng Tới Nuôi Cá Tra Bền Vững

Bất chấp thị trường cá tra vượt qua ngày tháng ảm đạm vừa qua, gần 100 chủ trang trại ở ĐBSCL vẫn nhiệt tình theo đuổi mục tiêu nuôi cá sạch, hướng tới phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cá tra ở VN.

12/05/2012
Đừng Quá Nôn Nóng XK Gạo Đừng Quá Nôn Nóng XK Gạo

Đầu ra gặp khó, giá gạo XK của Việt Nam đã liên tục giảm xuống trong mấy tháng qua. Tuy nhiên nếu các DN còn tiếp tục giảm giá XK gạo xuống thấp thêm nữa, sẽ rất nguy hiểm.

08/03/2012
Nâng Cao Thu Nhập Từ Rau An Toàn Nâng Cao Thu Nhập Từ Rau An Toàn

Trồng màu bằng màng phủ có lợi thế là sự phản chiếu của màng phủ ngăn không cho sâu bệnh gây hại. Lượng phân bón không bị rửa trôi, tiết kiệm một phần chi phí, năng suất không hề thua kém so với cách trồng thông thường

26/09/2011