Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang

Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang
Ngày đăng: 02/11/2015

Nhiệt độ trung bình năm 18,40C, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200mm. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp cho việc phát triển loại cây rau màu xứ lạnh như: Su hào, bắp cải, súp lơ, su su lấy ngọn.

Năm 2014, được sự giúp đỡ của Dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) huyện, gia đình anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng đã đưa vào trồng thử nghiệm hơn 3.000m2 cây su su lấy ngọn.

Tham gia thực hiện gia đình anh được dự án hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc cây su su.

Nhờ nắm vững kiến thức và chăm sóc đúng quy trình nên toàn bộ diện tích cây su su của gia đình anh Hầu phát triển rất tốt, hiện cây su su đã cho thu hoạch, mỗi buổi chợ mang lại thu nhập cho gia đình từ 450 đến 500 nghìn đồng.

 

Anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái (Nà Hang) chăm sóc vườn rau su su của gia đình.

Anh Hầu cho biết, chỉ hơn 3 tháng trồng cây su su đã cho thu hoạch.

Ưu điểm đặc biệt của cây su su là dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, thời gian thu hoạch ngọn nhanh và kéo dài.

Cây su su trồng 1 lần và cho thu hoạch trong nhiều vụ tiếp theo bình quân từ 3 đến 5 năm, cách chăm sóc cũng rất đơn giản, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp.

Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ trồng su su mà gia đình anh đã mua được những trang bị thiết yếu trong gia đình, phần còn lại để trang trải cuộc sống và cho con cái học hành.

Đồng chí Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái cho biết, Đảng bộ xã xác định, toàn xã đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như cây mận và lê; quy hoạch phát triển cây chè đặc sản và quy hoạch phát triển vùng trồng rau đặc sản để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.

Ngay đầu vụ đông năm 2015 này, xã đã tổ chức cho nhiều hộ tham quan học tập mô hình trồng cây su su tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua đó xây dựng kế hoạch phát triển trồng cây su su tại 23 hộ gia đình ở các thôn Hồng Ba, Pắc Khoang, Khau Tràng, Nà Mu với tổng diện tích trên 3 ha.

Hiện bà con ở các thôn trên đã tiến hành trồng cây su su theo kế hoạch.

Việc mở rộng diện tích trồng cây su su lấy ngọn tại xã là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây su su hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, mang lại đặc trưng riêng của xã Hồng Thái.

Từ đó, giúp người dân có một hướng đi mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của người dân.


Có thể bạn quan tâm

An Giang có 71,71% hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh An Giang có 71,71% hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh

Theo Cục Thống kê An Giang, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 41.233 hộ chăn nuôi gia súc, tăng 16,66% so năm 2013. Trong đó, có 29.568 hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS, chiếm tỷ lệ 71,71%, tăng 10,42% so cùng kỳ.

20/05/2015
Thêm tỉnh Vĩnh Long có dịch cúm gia cầm Thêm tỉnh Vĩnh Long có dịch cúm gia cầm

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 18/5, ổ dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã qua 21 ngày không phát sinh thêm dịch mới. Tuy nhiên, tại tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện 1 ổ dịch cúm gia cầm H5N1.

20/05/2015
Tỷ phú gà Đông Tảo Tỷ phú gà Đông Tảo

Với đàn gà có số lượng lên đến trên 1.000 con, hiện trang trại của anh Nguyễn Văn Long ở thôn 5, xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là địa chỉ nuôi gà Đông Tảo lớn nhất TP. Pleiku.

20/05/2015
Sản lượng mật ong giảm 3.000 tấn do ảnh hưởng thời tiết Sản lượng mật ong giảm 3.000 tấn do ảnh hưởng thời tiết

Hiện tượng sương muối trùng vào đợt hoa nở khiến ong bị chết do đó không phát triển được đàn ong, giảm sản lượng mật.

20/05/2015
Doanh nghiệp thiệt hại lớn vì thủ tục kiểm dịch phiền hà Doanh nghiệp thiệt hại lớn vì thủ tục kiểm dịch phiền hà

Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phiền hà đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) trong nước thiệt hại nhiều do phải lưu hàng tại cảng. Có doanh nghiệp cho hay, chi phí lưu container có khi lên tới vài chục tỉ đồng mỗi năm và doanh nghiệp không thể kiểm soát được chi phí này.

20/05/2015