Hiệu quả mô hình trồng mè trên đất lúa

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng Trần Anh Châu phấn khởi: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng lợi nhuận và cải tạo đất trồng lúa, nông dân địa phương mạnh dạn tập trung trồng xen canh “2 vụ lúa, 1 vụ màu”. Trong đó, cây mè được bà con nông dân ưa chuộng, bởi thời gian thu hoạch ngắn lại đạt năng suất cao, giá cả ổn định.
Việc trồng mè xen canh trên đất ruộng sau khi thu hoạch lúa đông xuân được nông dân xã áp dụng hơn 10 năm trước nhưng phát triển mạnh vào khoảng 3 năm nay. Toàn xã có trên 510 héc-ta trồng mè đen (chiếm gần 90% diện tích trồng lúa). Nông dân trồng mè có thu nhập khá hơn trồng các loại màu khác hay chỉ trồng lúa như trước đây.
Ông Lê Văn Phải (ngụ ấp Mỹ Thuận) cho biết: Giá mè đang ở mức khá cao khiến nông dân vô cùng lạc quan. Ông Tạ Phước Trang (ngụ tổ 10, ấp Đông Châu) cho biết: Trước đây, ông chỉ trồng 2 vụ lúa, thấy hiệu quả kinh tế từ cây mè nên tranh thủ đầu tư thêm một vụ mè. Kết thúc vụ lúa đông xuân, ông bắt đầu cắt gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị xuống giống vụ mè đen. Với hơn 19 năm kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật trồng nên 1 công mè gia đình ông Phải canh tác thường đạt từ 150 – 200 kg. Ông vừa thu hoạch 1 héc-ta mè, bán cho thương lái với giá 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi trên 2 triệu đồng/công.
Ông chia sẻ: “Mè là cây dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, miễn sao phân bón và nước tưới đầy đủ là phát triển và cho năng suất cao. Mặc dù năm nay, mè tôi trồng năng suất và giá bán không bằng năm ngoái nhưng lợi nhuận vẫn cao trồng lúa. Đầu ra của mè thì khỏi phải lo, ổn định hơn lúa nhiều. Ruộng mè chuẩn bị cắt là thương lái đến bàn chuyện mua bán rồi”.
Chi phí đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ và phù hợp với điều kiện địa phương nên diện tích áp dụng mô hình xen canh “2 vụ lúa, 1 vụ mè” ở xã Mỹ Hòa Hưng ngày càng tăng. Theo nhận định của nhiều nông dân địa phương, việc áp dụng mô hình trồng lúa xen canh mè vừa giúp tăng lợi nhuận, vừa giảm được chi phí ở vụ lúa sau vì thân và rễ của mè để lại chất dinh dưỡng nên rất nhẹ phân, thuốc... Giá mè tuy dao động nhưng vẫn ổn định hơn lúa, thường ở mức 35.000 – 48.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên đến 46.000 đồng/kg.
Gia đình ông Bùi Văn Ly (ngụ ấp Mỹ Thuận) đang thu hoạch 1 héc-ta mè đen, năng suất bình quân 1,2 – 1,3 tấn/công. Với giá bán hiện nay 36.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông còn lãi gần 30 triệu đồng/héc-ta.“Mè có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khoảng 75 ngày là thu hoạch. Đặc biệt, đây là loại cây không chịu mưa hay nước nhiều nên cần phải làm đất kỹ và bảo đảm thoát nước khi lượng nước tưới vào dư hoặc khi có mưa thất thường. Khi nắng nóng kéo dài, nông dân cần dùng máy bơm nước tưới sương. Đặc điểm của cây mè là không “kén” đất nên chỉ cần nông dân biết cách chăm sóc và chọn thời điểm sạ đúng thời tiết là làm có lời” – ông Ly chia sẻ.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng Trần Anh Châu cho biết: Mô hình trồng mè xen canh 2 vụ lúa ở địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Thời gian tới, Hội Nông dân xã phối hợp Phòng Kinh tế TP. Long Xuyên tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn nông dân quy trình, kỹ thuật canh tác, chăm sóc mè theo tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân…
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.