Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật
Ngày đăng: 11/04/2013

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Sau đó, các chị thành lập được một tổ nuôi ong ở ấp Cà Dâm có 10 chị tham gia, nuôi hơn 500 thùng ong, vốn đầu tư ước tính trên 100 triệu đồng. Nhờ có rừng tràm cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong nên việc nuôi ong giảm được chi phí thức ăn. Nuôi ong không khó, ai cũng có thể nuôi được. Trung bình nuôi 50 thùng ong phải đầu tư 30 triệu đồng, bắt đầu thu hoạch sau 3 tháng nuôi và khoảng 4 đến 5 ngày lấy mật một lần. Một lít mật ong bà con bán với giá 120 ngàn đồng, mỗi tháng trung bình 1 hộ nuôi thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Ây, ấp Cà Dâm là thành viên của tổ nuôi ong cho biết: “Tôi vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư nuôi ong, đến nay đã trả được vốn và bắt đầu có tích lũy. Nuôi ong giúp gia đình tôi thoát nghèo, lo cho các con được đầy đủ hơn, đời sống bớt khó khăn”.

Chị Nguyễn Thị Dẻo, ấp Cà Dâm là hộ nuôi đầu tiên trong tổ nuôi ong. Ban đầu chị Dẻo còn do dự vì không có vốn nhưng nhận thấy hiệu quả kinh tế của nuôi ong cao hơn so với chăn nuôi heo trước đây, nên chị đã cố 4 công đất để làm vốn nuôi ong. Đến nay, hơn 1 năm, lợi nhuận từ mật ong chị đã thu hồi được vốn, mỗi tháng thu nhập 4 triệu đồng.

Chị Dẻo chia sẻ: “Từ khi chuyển sang nuôi ong kinh tế gia đình khá lên rất nhiều, hiện giờ tôi nuôi được 70 thùng ong, dự định sẽ nuôi thêm 50 thùng nữa”. Ngoài hiệu quả kinh tế, việc nuôi ong còn giúp thụ phấn cho cây trồng, góp phần tăng năng suất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Chị Nguyễn Thị Tú Nguyên - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cho biết: “Đây là mô hình mới, nhưng khi đưa vào áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao và cũng góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Sắp tới, tôi sẽ khuyến khích các chị chưa có việc làm tham gia và nhân rộng mô hình này đến các ấp còn lại trong xã”.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm từ mô hình ương giống cá chạch lấu Thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm từ mô hình ương giống cá chạch lấu

Mô hình ương giống cá chạch lấu, một loài cá ngon và hiện còn rất ít trong tự nhiên, giúp nông dân Hậu Giang thu cả tỷ đồng mỗi năm.

18/07/2018
Mô hình luân canh tôm-lúa-tôm càng xanh Mô hình luân canh tôm-lúa-tôm càng xanh

Mô hình tôm lúa ở Sóc Trăng được thực hiện dưới hình thức quảng canh cải tiến phát triển chủ yếu ở huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu

25/07/2018
Trồng bưởi da xanh trên đất vải thiều, lãi 1 tỷ đồng/3ha/năm Trồng bưởi da xanh trên đất vải thiều, lãi 1 tỷ đồng/3ha/năm

Là một trong những hộ đầu tiên trồng bưởi da xanh trên đất trồng vải thiều, sau gần 8 năm anh Lê Duy Chứ thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/3ha/năm.

26/07/2018
Thu tiền tỷ từ nuôi vịt theo phương thức mới Thu tiền tỷ từ nuôi vịt theo phương thức mới

Một nông dân ở Đồng Tháp đã thoát cảnh nghèo túng, vươn lên trở thành “đại gia nuôi vịt” và có cơ ngơi tiền tỷ ở vùng quê Tháp Mười.

31/07/2018
Làm giàu từ nuôi lươn Làm giàu từ nuôi lươn

Chịu khó tìm tòi, dám nghĩ, dám làm với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phan Văn Phú thành công mô hình nuôi lươn thịt trong bồn

01/08/2018