Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn Ở Châu Thành

Xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) là địa bàn có diện tích nuôi lươn trên cạn nhiều nhất tỉnh với 138 hộ. Đây là mô hình đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân tận dụng một góc sân nhà quây thành bồn rồi đổ đất thịt pha cát và nước (khoảng 0.5m), ở trên thả lục bình. Sau 5 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng từ 0,2 – 0,5 kg/con.
Nguồn giống của mô hình này chủ yếu bắt từ các đồng cỏ lâu năm hoặc mua ngoài chợ. Thức ăn cho lươn là các loại cá đồng, cá biển, ốc bươu vàng…
Theo thống kê, nuôi lươn trên cạn lãi gấp 4 lần vốn bỏ ra đầu tư và không có hộ nào bị lỗ. Do chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, lợi nhuận cao (giá lươn thịt là 80.000 đ/kg) đang tập trung đầu tư nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

Thu hoạch sau ông Tích để chờ giá lên, ông Phạm Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam cho biết vài ngày gần đây giá tôm tăng nhưng rất chậm và thấp hơn rất nhiều so với đầu vụ. Tại Trà Vinh, tôm loại 100 con giá 97.000 đồng một kg, loại 75 con giá 115.000 đồng và 50 con giá 124.000 đồng, giảm 30.000-60.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.

Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) diễn ra tại Việt Nam mới đây, các chuyên gia ước tính sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay sẽ đạt 336.000 tấn, và sẽ tăng 38% trong năm tới. Các nước không thuộc IPC sẽ sản xuất khoảng 30.000 tấn trong năm tới.

Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức, cho hay còn mở thêm khu vực đậu xe cho các thương lái, nhà vườn vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Bắc đến chợ trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh ở chợ này cũng tiếc rẻ: “Nếu các tỉnh làm sớm hơn thì sẽ rất thuận lợi vì thời gian tiêu thụ kéo dài, đến thời điểm này nhiều đầu mối kinh doanh đã ký kết hợp đồng hết rồi”.