Hiệu quả mô hình nuôi lươn sinh sản

Từ đó nhu cầu về lươn giống khá lớn nhưng nguồn lươn giống phụ thuộc vào khai thác tự nhiên nên các hộ nuôi phải tăng cường khai thác và mua lươn giống ngày càng khan hiếm.
Thực hiện Dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã thực hiện thử nghiệm mô hình sinh sản bán nhân tạo giống lươn đồng tại ấp Hoà Bình 3, xã Hoà Lạc với số lượng lươn giống 400 con. Qua tổng kết mô hình đã thu hoạch lươn con được 7.000 con, cho lợi nhuận hơn 5 triệu đồng. Để làm được điều này, người nuôi lươn bố mẹ phải nắm rõ kỹ thuật, từ việc thay nước, đến cho ăn… để lươn có thể sinh sản tốt. Muốn có lươn giống tốt, khâu chọn lựa lươn giống bố mẹ rất quan trọng.
Có thể nói, đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng là hướng đi mới để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi của Phú Tân, qua đó giúp nông dân thoát nghèo và mang lại hiệu quả kinh tế gia đình. Hy vọng thời gian tới mô hình sản xuất giống lươn sẽ được nhân rộng để đáp ứng đủ nhu cầu lươn giống chất lượng cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Được sự chấp thuận của UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, ngày 08/8/2014, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ hợp tác Nuôi cá tra bền vững tại hai huyện Tiểu Cần và Cầu Kè do ông Giãng Văn Bảy làm Tổ trưởng.

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Sinh học thuộc Công ty cổ phần Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Việt Nam-Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), đã phân lập và nhân nuôi thành công chủng nấm có trong Đông trùng hạ thảo.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN& NL) của Việt Nam tháng 8/2014 đạt 320 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, 8 tháng đầu năm, ước đạt 2,243 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Cách nay 2 tuần, giá thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa tại nhiều nơi chỉ ở mức 250.000-260.000 đồng/công (lúa không đổ ngã) thì nay tăng lên mức 280.000-300.000 đồng/công; còn đối với các diện tích lúa bị đổ ngã từ 30-70% muốn thuê máy GĐLH thu hoạch, nông dân phải chịu giá từ 350.000-400.000 đồng/công, thậm chí 500.000 đồng/công đối lúa bị đổ ngã hoàn toàn.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh Tây Ninh trồng mới được 24.701 ha mì, đạt 123,5% kế hoạch vụ và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước (SCK). Đến nay đã thu hoạch 7.377 ha, năng suất bình quân 35 tấn/ha.