Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).
Tham gia mô hình, mỗi hộ được hỗ trợ 1 con lợn Móng Cái giống có trọng lượng từ 18 đến 20kg đã được tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh. Các hộ được cán bộ trạm khuyến nông, trạm thú y huyện đến tận nhà hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và cải tạo chuồng trại, cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đầu, cách phát hiện lợn động dục, phối giống, giai đoạn mang thai, giai đoạn đẻ và nuôi con, cách chăm sóc và phòng bệnh thường gặp ở lợn con.
Sau hơn 2 năm triển khai mô hình, qua kiểm tra, đánh giá tại các hộ tham gia mô hình, mỗi con lợn nái đã sinh sản được từ 4 đến 5 lứa, mỗi lứa bình quân từ 12 đến 14 lợn con, trừ chi phí mỗi lứa lợn người dân thu lãi trên 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy lợi thế 127km chiều dài của hệ thống sông ngòi chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, những năm qua mô hình nuôi cá lồng trên sông đã từng bước được hình thành và phát triển. Do được nuôi trong môi trường nước lưu thông tự nhiên, hàm lượng ô-xi cao nên cá lớn nhanh, cho chất lượng thịt thơm ngon và rất được thị trường ưa chuộng.

Khi được hỏi về những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Lường Văn Liên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Minh (TP. Điện Biên Phủ) phấn khởi cho biết: Mô hình kinh tế trang trại VACR của gia đình anh Nguyễn Xuân Tuyến, bản Co Củ là một trong số điển hình của xã.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, trong LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu không chỉ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mà ngay trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương.

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.