Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).
Tham gia mô hình, mỗi hộ được hỗ trợ 1 con lợn Móng Cái giống có trọng lượng từ 18 đến 20kg đã được tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh. Các hộ được cán bộ trạm khuyến nông, trạm thú y huyện đến tận nhà hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và cải tạo chuồng trại, cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đầu, cách phát hiện lợn động dục, phối giống, giai đoạn mang thai, giai đoạn đẻ và nuôi con, cách chăm sóc và phòng bệnh thường gặp ở lợn con.
Sau hơn 2 năm triển khai mô hình, qua kiểm tra, đánh giá tại các hộ tham gia mô hình, mỗi con lợn nái đã sinh sản được từ 4 đến 5 lứa, mỗi lứa bình quân từ 12 đến 14 lợn con, trừ chi phí mỗi lứa lợn người dân thu lãi trên 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).

Sở NN&PTNT Hậu Giang đã có công văn yêu cầu phòng NN&PTNT, phòng kinh tế, ... thành phố tăng cường chỉ đạo các địa phương tuyên truyền đến bà con nông dân đề cao cảnh giác với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc “chích cây” trị bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo nhờ vào mô hình trồng năn bộp kết hợp với nuôi cá tự nhiên.

Vụ Đông năm nay, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có kế hoạch gieo trồng 3.100ha, trong đó chủ lực là cây đậu tương với 1.600ha.

Những năm gần đây, để duy trì diện tích đất lúa theo chủ trương của thành phố, tại hầu hết các huyện, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và mở rộng nhiều mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.