Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn ở xã Diên Phú
Thời gian gần đây, nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, một số hộ nông dân của địa phương đã mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi kết hợp. Hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan.
Thời gian gần đây, sau khi chuyển đổi giống cây hoa màu và đã có nguồn thu từ các mô hình trồng trọt, nhiều hộ nông dân ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi để nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Tuy nguồn vốn còn hạn chế, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ nhưng các mô hình chăn nuôi trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Một trong những điển hình đó phải kể đến mô hình nuôi gà thả vườn của ông Đỗ Văn Tiên ở thôn 1, xã Diên Phú.
Theo ông Tiên, nuôi gà thả vườn không khó, ít tốn chi phí, chủ yếu là quan tâm đến công tác phòng dịch.
Hai năm gần đây đàn gà thịt của ông sinh trưởng rất nhanh, mang lại nguồn lợi ổn định cho gia đình.
Hàng năm ông xuất bán ra ngoài thị trường hàng trăm con gà thịt.
Sau khi trừ các khoản chi phí, ông còn thu lợi nhuận bình quân từ 25.000 – 30.000 đồng/con.
Hiện nay do tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh nên người chăn nuôi gia cầm rất quan tâm đến công tác vệ sinh thú ý và tiêu độc khử trừng.
Ngoài việc đầu tư chuồng trại đúng kỹ thuật, cao ráo, thoáng đãng, ông Tiên còn tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu cho gà ăn đến việc tiêu độc khử trùng cũng như tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại.
Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, trong vòng 3 ngày tiến hành tổng vệ sinh một lần bằng cách phun thuốc tiêu độc khử trùng, 45 ngày phải tiêm phòng vacxin định kỳ cho gà.
Mô hình nuôi gà thả vườn của ông Tiên là một mô hình phù hợp với đại đa số hộ nông dân ở xã Diên Phú nói riêng và các địa phương phát triển nông nghiệp nói chung.
Nếu đầu tư mô hình này một cách bài bản, bà con có điều kiện để cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
Đáng kể đến là mô hình nuôi gà thả vườn này còn giải quyết vấn đề phân bón cho cây trồng, tận dụng lao động dư thừa, nhất là ở khu vực nông thôn; từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cải thiện sinh kế cho người nuôi
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ xuân và vụ mùa 2014, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm nhiều giống lúa; riêng vụ mùa đã khảo nghiệm so sánh 22 giống lúa tại Trạm thực nghiệm giống cây trồng của trung tâm; khảo nghiệm sản xuất 7 giống lúa có triển vọng và sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng tại Trạm thực nghiệm và 3 HTX đại diện cho các vùng sinh thái của thành phố.

Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang,TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.