Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn ở xã Diên Phú
Thời gian gần đây, nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, một số hộ nông dân của địa phương đã mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi kết hợp. Hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan.
Thời gian gần đây, sau khi chuyển đổi giống cây hoa màu và đã có nguồn thu từ các mô hình trồng trọt, nhiều hộ nông dân ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi để nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Tuy nguồn vốn còn hạn chế, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ nhưng các mô hình chăn nuôi trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Một trong những điển hình đó phải kể đến mô hình nuôi gà thả vườn của ông Đỗ Văn Tiên ở thôn 1, xã Diên Phú.
Theo ông Tiên, nuôi gà thả vườn không khó, ít tốn chi phí, chủ yếu là quan tâm đến công tác phòng dịch.
Hai năm gần đây đàn gà thịt của ông sinh trưởng rất nhanh, mang lại nguồn lợi ổn định cho gia đình.
Hàng năm ông xuất bán ra ngoài thị trường hàng trăm con gà thịt.
Sau khi trừ các khoản chi phí, ông còn thu lợi nhuận bình quân từ 25.000 – 30.000 đồng/con.
Hiện nay do tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh nên người chăn nuôi gia cầm rất quan tâm đến công tác vệ sinh thú ý và tiêu độc khử trừng.
Ngoài việc đầu tư chuồng trại đúng kỹ thuật, cao ráo, thoáng đãng, ông Tiên còn tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu cho gà ăn đến việc tiêu độc khử trùng cũng như tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại.
Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, trong vòng 3 ngày tiến hành tổng vệ sinh một lần bằng cách phun thuốc tiêu độc khử trùng, 45 ngày phải tiêm phòng vacxin định kỳ cho gà.
Mô hình nuôi gà thả vườn của ông Tiên là một mô hình phù hợp với đại đa số hộ nông dân ở xã Diên Phú nói riêng và các địa phương phát triển nông nghiệp nói chung.
Nếu đầu tư mô hình này một cách bài bản, bà con có điều kiện để cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
Đáng kể đến là mô hình nuôi gà thả vườn này còn giải quyết vấn đề phân bón cho cây trồng, tận dụng lao động dư thừa, nhất là ở khu vực nông thôn; từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cải thiện sinh kế cho người nuôi
Có thể bạn quan tâm

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.

Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.

sinh thực phẩm. Vấn đề hiện nay là cần sự hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự đồng bộ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù đã có tiếng tăm về uy tín, chất lượng sản phẩm nhưng cá khô của làng nghề vẫn chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc vào hệ thống các siêu thị.