Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn ở xã Diên Phú
Thời gian gần đây, nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, một số hộ nông dân của địa phương đã mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi kết hợp. Hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan.
Thời gian gần đây, sau khi chuyển đổi giống cây hoa màu và đã có nguồn thu từ các mô hình trồng trọt, nhiều hộ nông dân ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi để nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Tuy nguồn vốn còn hạn chế, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ nhưng các mô hình chăn nuôi trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Một trong những điển hình đó phải kể đến mô hình nuôi gà thả vườn của ông Đỗ Văn Tiên ở thôn 1, xã Diên Phú.
Theo ông Tiên, nuôi gà thả vườn không khó, ít tốn chi phí, chủ yếu là quan tâm đến công tác phòng dịch.
Hai năm gần đây đàn gà thịt của ông sinh trưởng rất nhanh, mang lại nguồn lợi ổn định cho gia đình.
Hàng năm ông xuất bán ra ngoài thị trường hàng trăm con gà thịt.
Sau khi trừ các khoản chi phí, ông còn thu lợi nhuận bình quân từ 25.000 – 30.000 đồng/con.
Hiện nay do tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh nên người chăn nuôi gia cầm rất quan tâm đến công tác vệ sinh thú ý và tiêu độc khử trừng.
Ngoài việc đầu tư chuồng trại đúng kỹ thuật, cao ráo, thoáng đãng, ông Tiên còn tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu cho gà ăn đến việc tiêu độc khử trùng cũng như tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại.
Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, trong vòng 3 ngày tiến hành tổng vệ sinh một lần bằng cách phun thuốc tiêu độc khử trùng, 45 ngày phải tiêm phòng vacxin định kỳ cho gà.
Mô hình nuôi gà thả vườn của ông Tiên là một mô hình phù hợp với đại đa số hộ nông dân ở xã Diên Phú nói riêng và các địa phương phát triển nông nghiệp nói chung.
Nếu đầu tư mô hình này một cách bài bản, bà con có điều kiện để cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
Đáng kể đến là mô hình nuôi gà thả vườn này còn giải quyết vấn đề phân bón cho cây trồng, tận dụng lao động dư thừa, nhất là ở khu vực nông thôn; từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cải thiện sinh kế cho người nuôi
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, anh Đinh Văn Nhung (49 tuổi), ngụ ấp 3, xã Nha Bích (Chơn Thành) đầu tư 50 triệu đồng xây 2 bể, mua hơn 400 con ba ba trắng nuôi thí điểm trên diện tích 72m2. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, nguồn nước không được đảm bảo nên ba ba hay bị bệnh, kém phát triển.

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…