Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Bằng Lồng Trên Hồ Trà Cân (Quảng Nam)

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Bằng Lồng Trên Hồ Trà Cân (Quảng Nam)
Ngày đăng: 17/09/2014

Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.

Mô hình thực hiện với quy mô 150 m3 lồng, 9.000 con cá giống, 2 hộ tham gia (hộ ông Huỳnh Châu và ông Lê Phan Minh). Cá lăng nha là đối tượng nuôi mới, lần đầu tiên được đưa vào nuôi bằng lồng trên các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Sau thời gian 4 tháng nuôi, đến nay cá phát triển rất tốt đạt mọi tiêu chí kỹ thuật về trọng lượng, độ dài và thời gian nuôi. Theo đánh giá, đến thời điểm này cá đạt trọng lường trung bình 300g/con và tỷ lệ sống đạt 70%, tổng sản lượng thu được gần 2 tấn. Với loại cá cỡ này, giá bán trên thị trường hiện nay là 100.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, chủ hộ thu lãi ròng khoảng 80 triệu đồng.

Theo ước tính, nếu nuôi thêm thời gian nữa, cỡ cá thương phẩm đạt 500g/con, giá trị sản phẩm sẽ cao hơn nhiều và hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp bội.

Ông Huỳnh Châu – Chủ hộ tham gia mô hình cho biết: Cá lăng là đối tượng nuôi mới, phát triển tương đối chậm nhưng ít nhiễm bệnh, giá bán cao và được thị trường rất ưa chuộng.

Ông Võ Văn Long – phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam cho biết: Việc đưa đối tượng cá lăng nha vào nuôi bằng lồng bè trên sông, hồ chứa trên địa bàn tỉnh là bước đi mới nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Thông qua mô hình này giúp cho người nuôi có thêm nhiều lựa chọn đối tượng nuôi bằng lồng trên sông và hồ chứa, trong những năm tới, Trung tâm sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này cho nhiều địa phương trên toàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

04/12/2014
Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

14/07/2014
Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

14/07/2014
Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

04/12/2014
Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

14/07/2014