Hiệu quả mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở Quảng Bình

Qua theo dõi sau gần 5 tháng nuôi thấy, tỷ lệ cá sống đạt trên 90%, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, tốc độ tăng trưởng giữa các tháng trung bình từ 30 - 50g, đến thời điểm này trọng lượng trung bình đạt 200g/con, số vượt đàn đạt 250g/con.
Sản lượng ước đạt 400kg, với giá bán trên thị trường hiện nay là 160.000 đồng/kg, doanh thu đạt 64 triệu đồng, trừ chi phí, hộ gia đình thu lãi gần 22 triệu đồng. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao trong bối cảnh nuôi tôm bị dịch bệnh thường xuyên và lây lan nhanh, gây tổn thất lớn cho người nuôi.
Như vậy, có thể khẳng định, mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thành công của mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi dần tập quán canh tác cũ, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống cho bà con nông dân. Đồng thời, bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh xen vụ với các đối tượng tôm, cua nhằm thay đổi môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh tiến tới nuôi bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sau 10 năm (2003-2012) tham gia hoạt động ủy thác tín dụng ưu đãi với Ngân hàng CSXH, các cấp Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) đã góp phần giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

Vào khoảng giữa tháng Sáu đến nay, tại 2 xã Phúc Sạn và Tân Mai thuộc vùng hồ sông Đà, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng, bè bị chết hàng loạt.

Thực tế là, trong khi chưa có quốc gia nào trên thế giới thực hiện BH thủy sản thì tại ĐBSCL, Nhà nước đã thực hiện thí điểm thành công. Tuy nhiên, việc có tiếp tục được hết thời gian thí điểm hay không, có thể triển khai ra diện rộng hơn hay không... lại là một câu chuyện khác.

Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...

Gần 100 năm về trước, khi lần đầu tiên đưa cây nho về trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận, chắc chắn người Pháp cũng không thể ngờ được rằng loại cây trồng "khó tính" lại ưa thích và sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở vùng đất "đầy nắng lắm gió" này.