Hiệu quả mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở Quảng Bình

Qua theo dõi sau gần 5 tháng nuôi thấy, tỷ lệ cá sống đạt trên 90%, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, tốc độ tăng trưởng giữa các tháng trung bình từ 30 - 50g, đến thời điểm này trọng lượng trung bình đạt 200g/con, số vượt đàn đạt 250g/con.
Sản lượng ước đạt 400kg, với giá bán trên thị trường hiện nay là 160.000 đồng/kg, doanh thu đạt 64 triệu đồng, trừ chi phí, hộ gia đình thu lãi gần 22 triệu đồng. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao trong bối cảnh nuôi tôm bị dịch bệnh thường xuyên và lây lan nhanh, gây tổn thất lớn cho người nuôi.
Như vậy, có thể khẳng định, mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thành công của mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi dần tập quán canh tác cũ, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống cho bà con nông dân. Đồng thời, bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh xen vụ với các đối tượng tôm, cua nhằm thay đổi môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh tiến tới nuôi bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang vừa xử phạt hành chính Công ty cổ phần Trừ mối và Khử trùng khu vực 1 (thôn Trại Bắc, xã Xương Giang, TP Bắc Giang) 3 triệu đồng do kinh doanh thóc giống KD18 kém chất lượng.

Bộ NNPTNT vừa đề nghị UBND thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long ổn định sản xuất cá tra sau phán quyết của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC).

Bồ câu có nhiều loại, mỗi loại đều có ưu điểm và giá trị thương phẩm khác nhau, nhưng hiện nay đa phần người nuôi bán công nghiệp thường chọn bồ câu Pháp để lấy thịt và sản xuất con giống. Ở TP Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Cần, ở ấp Long Thạnh, xã Đông Hiệp, huyện Thới Lai, đã bước đầu thành công với mô hình nuôi bồ câu này.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Bến Tre), toàn huyện hiện có 373 bè nuôi cá; tập trung nhiều nhất ở xã Tân Thạch với hơn 30 hộ nuôi, tổng số trên 120 bè và tổng thể tích nuôi gần 15.000m3.

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.