Hiệu quả mô hình nuôi cá chạch bùn trong ao

Nuôi cá chạch bùn cho hiệu quả cao.
Tham gia mô hình có 02 hộ dân trên địa bàn huyện Krông Păk, huyện Buôn Đôn và 1 hộ dân ở TP. Buôn Ma Thuột.
Các hộ dân tham gia được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống; 50% kinh phí mua thức ăn và vôi, hóa chất, vitamin tổng hợp…
Cán bộ kỹ thuật tại Chi cục Thủy sản Đắk Lắk tập huấn, giám sát hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình triển khai mô hình.
Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi cá chạch của ông Nguyễn Hoàng Quyền, xã EaNuôl, huyện Buôn Đôn. Hiện, ông Quyền đang nuôi thử nghiệm cá chạch bùn trong ao với diện tích 250m2, mật độ 50 con/m2, thức ăn sử dụng là thức ăn viên tổng hợp với độ đạm 30 - 35%.
Sau hơn 4 tháng nuôi, cá chạch bùn lớn nhanh, ít bị bệnh, trọng lượng đạt 30 - 35 con/kg.
Theo ông Quyền, muốn nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao thì phải vệ sinh ao nuôi sạch sẽ trước khi thả cá, nguồn nước phải đảm bảo đủ lượng ôxy, cần phải chọn giống cá tốt, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Khi thu hoạch cá xong, cần dọn sạch ao nuôi, tháo cạn nước, bón vôi, phơi đáy nứt chân chim và cần chủ động được nguồn nước cấp thoát trong ao...
Đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng ao nuôi. Do làm tốt các khâu kỹ thuật và bảo đảm môi trường ao nuôi nên cá chạch bùn lớn nhanh, không nhiễm bệnh. Hiện Công ty TNHH Hải Âu đã đặt vấn đề thu mua cá chạch tại ao với giá 90.00 đồng/kg.
Hy vọng mô hình sẽ gặt hái thêm nhiều thành công và trở thành địa chỉ cho các hộ dân trong vùng đến tham quan học tập, nâng cao kiến thức, trình độ canh tác, từ đó làm cơ sở để nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn cho biết: “Nếu tính về hiệu quả chăn nuôi, bây giờ nuôi bò là phổ biến hơn và dễ làm, được nhiều hộ tham gia. Khác với trước đây nuôi thả, tận dụng thức ăn tự nhiên, giờ chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa kết hợp chăn thả vừa cho ăn thức ăn tinh, cỏ trồng, giống chủ yếu bò lai, bán bò giống, bò thịt”.

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?