Hiệu Quả Kinh Tế Từ Thanh Long Ruột Đỏ

Tại xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang), nhiều nông dân chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ và thu lợi nhuận cao. Ông Hồ Văn Ri, người trồng thanh long ruột đỏ, cho biết: “Tôi trồng loại cây này gần 3 năm rồi, thu nhập được lắm.
Thời gian thu hoạch từ tháng giêng đến tháng chín âm lịch, cứ cách tháng tôi bẻ một lần. Giá cả thấp nhất cũng khoảng 10.000-15.000 đồng/kg”. Cũng theo ông Ri, mỗi lần thu hoạch, vườn thanh long của ông cho năng suất khá cao, bình quân 600kg/công, thu được hơn 6 triệu đồng/đợt thu hoạch.
Thời gian tới, thanh long ruột đỏ sẽ phát triển mạnh trên vùng đất này và là cây trồng thế mạnh của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Mắc ca có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam.

Trước tình trạng trên địa bàn huyện Krông Nô hạn hán kéo dài và khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Thủy nông Buôn Choáh và HTX Thủy nông D12 Buôn Suk đã và đang “dốc sức” chống hạn để đảm bảo cho cây lúa phát triển.

Theo UBND xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp), đến nay, toàn xã đã tái canh cà phê được hơn 128 ha bằng giống mới TR4 và tiến hành ghép chồi.

Vào thời điểm này, người dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch điều rộ. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích điều của người dân ở các địa phương chuyên trồng điều như Đắk R’lấp, Chư Jút, Krông Nô... đều trúng mùa, được giá.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, mặc dù năm nay mùa khô kéo dài, các hồ đập mực nước xuống thấp nhưng do địa phương đã nhận định được tình hình, chủ động xây dựng lịch nông vụ và điều tiết nước tưới hợp lý nên toàn bộ diện tích cây trồng đều đảm bảo được nguồn nước.