Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Chồn

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Chồn
Ngày đăng: 21/04/2012

Theo giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Dĩnh (Lạng Giang - Bắc Giang), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi chồn của gia đình chị Đoàn Thị Dung ở thôn Tân Sơn.

Với mục tiêu đa dạng các giống vật nuôi để tăng thu nhập, tránh rủi ro, cuối năm 2010, sau khi đi thăm mô hình nuôi chồn của người anh họ thấy hiệu quả, chị Dung có ý định nuôi loài vật này. Theo đó, trên khu vườn trồng cây ăn quả, chị làm hai dãy chuồng chắc chắn bằng gạch, ngăn thành một số ô nhỏ có mái che bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Ban đầu chị mua ba đôi chồn giống nuôi thử nghiệm. 

Để bổ sung kiến thức chăn nuôi, chị mua sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn về đọc, đồng thời thường xuyên liên hệ với cán bộ thú y xã nhờ tư vấn cách chăm sóc. Chị còn tận dụng diện tích vườn bãi rộng trồng một số loại rau xanh, khoai lang, ngô, cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi. 2 - 3 ngày, chị vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, rắc vôi bột xung quanh và thay nước uống cho chồn. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nuôi và phòng bệnh nên chồn lớn nhanh, chỉ sau ba tháng đã bắt đầu sinh sản. Chị Dung cho biết: "Chồn có khả năng sinh sản khá cao, một con chồn mẹ mỗi năm đẻ 4 - 5 lứa, mỗi lứa 4 - 6 con. Đặc biệt, loài vật này không tốn công chăm sóc, kháng bệnh tốt, tuy nhiên, để chúng lớn nhanh, mỗi ngày cho ăn đều đặn hai lần vào buổi sáng và chiều tối. Thức ăn chủ yếu là sản phẩm phụ trong nông nghiệp như: thân, lá cây ngô, lá lạc, thân, lá cây chuối. Ngoài ra hàng ngày cho ăn thêm cám, khoai, sắn, bột ngô, tấm".

Chồn là loài động vật ăn cỏ, thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành thuốc tẩm bổ sức khỏe, lưu thông huyết mạch, rất thích hợp với người mắc bệnh cao huyết áp. Hiện nay, mỗi đôi chồn giống có giá 1 - 1,2 triệu đồng, chồn thương phẩm 400 nghìn đồng/kg. Từ khi nuôi chồn đến nay, gia đình chị đã bán được vài chục đôi chồn giống và thương phẩm thu được gần 30 triệu đồng. Chị đang có kế hoạch xây thêm chuồng trại mở rộng quy mô nuôi chồn, tăng thu nhập cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Cơ Bản Khống Chế Dịch Bệnh Tôm Nuôi Ở Bình Định Cơ Bản Khống Chế Dịch Bệnh Tôm Nuôi Ở Bình Định

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh, đã có 94,5 ha diện tích tôm bị dịch bệnh, tăng 61,1 ha so với cùng kỳ và chiếm 5% diện tích tôm thả nuôi toàn tỉnh. Trong đó, bệnh do vi-rút đốm trắng 21,5 ha và bệnh do môi trường 73 ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Hoài Nhơn và Tuy Phước.

01/05/2012
Quảng Bình: Người Chăn Nuôi Bị Vạ Lây Từ Tin Đồn Quảng Bình: Người Chăn Nuôi Bị Vạ Lây Từ Tin Đồn

Người chăn nuôi chưa kịp khôi phục lại đàn lợn do tin đồn về dịch tai xanh, bây giờ lại lao đao với thông tin về chất tạo nạc.

17/04/2012
Xóm “Đại Gia” Nhờ Trồng Cây Khóm Xóm “Đại Gia” Nhờ Trồng Cây Khóm

Thôn Định Thắng, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có 13 hộ dân. Trong đó đều thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, đông con quanh năm sống trong nhà tranh vách đất

23/08/2011
Trồng Nấm - Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Xứ Nghệ Trồng Nấm - Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Xứ Nghệ

Tận dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng nấm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại thu nhập cao cho nông dân

22/11/2011
Hiệu Quả Từ Mô Hình Kết Hợp Trồng Dừa-Ca Cao-Bưởi Da Xanh Và Nuôi Ba Ba Hiệu Quả Từ Mô Hình Kết Hợp Trồng Dừa-Ca Cao-Bưởi Da Xanh Và Nuôi Ba Ba

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

24/12/2011