Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Xen Canh Lúa Và Sen

Mô hình xen canh trồng lúa và trồng sen lấy gương được bà con nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu như trước đây 1 năm 3 vụ lúa (vụ hè thu, vụ mùa và đông xuân) thì nay chỉ trồng lúa 1 vụ đông xuân, còn vụ hè thu và vụ mùa thì bà con trồng sen. Thời gian từ lúc trồng đến khi kết thúc thu hoạch một vụ sen kéo dài khoảng 4-5 tháng nên không làm ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển qua trồng lúa vụ sau (vụ đông xuân) nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.
Theo bà con nông dân trồng sen cho biết: “Sen là loại cây rất dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh nên chi phí đầu tư thấp so với cây thanh long hay các loại cây trồng khác”. Đây là lợi thế đối với bà con nông dân bởi đầu tư không nhiều vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, mô hình xen canh lúa – sen còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư ban đầu khi chuyển sang trồng lúa. Bởi “sau vụ sen, khi tiếp tục chuyển sang vụ lúa đông xuân sẽ tận dụng được nguồn phân bón trong quá trình trồng sen, do cây sen phân hủy, độ ẩm, chất bùn,…từ đó giảm chi phí đầu tư cho vụ lúa” – ông Lư Hồ Bi cho biết thêm.
Thiết nghĩ đây là mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân. Do đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân các địa phương nên nghiên cứu, tuyên truyền, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống, đầu ra,…cho bà con nông dân. Qua đó chủ động bảo vệ, phát triển đất lúa ổn định, bền vững theo qui hoạch của UBND tỉnh và theo chủ trương của Chính phủ.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71194
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.