Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Vườn - Ao - Chuồng

Từng bước mày mò học cách làm ăn và tham gia các lớp học dành cho nông dân, ông Lê Văn Trang ở thôn 1, xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) đã có của ăn của để từ mô hình làm kinh tế không mới là vườn - ao - chuồng (VAC).
Năm 2004, ông Trang đầu tư trồng chanh dây, nhưng giá cả bấp bênh, thu nhập không ổn định, ông chuyển sang nuôi bò và vịt đẻ trứng.
Với số tiền lãi từ việc nuôi hai con bò và 600 con vịt, ông quyết định mở rộng mô hình làm kinh tế VAC của mình. Theo phương châm “tích lũy từ ít thành nhiều” để làm kinh tế, hai vợ chồng ông đào ao nuôi cá, tận dụng trồng rau muống nước trên mặt ao để làm thức ăn cho heo, gà, vịt. Ông còn trồng cỏ quanh bờ ao cá.
Nhờ vào nguồn nước thường xuyên trong ao giúp bờ ao luôn đủ độ ẩm nên cỏ phát triển tốt. Nguồn cỏ làm nguồn thức ăn quanh năm cho bò. Xung quanh các ao cá, ông còn trồng 250 gốc cau. Hai vợ chồng ông làm ruộng, trồng bắp, hoa màu, vừa thu hoạch để bán, số còn lại làm thức ăn cho vật nuôi. Vừa có nguồn thu nhập vừa xoay vòng tận dụng làm thức ăn, mô hình VAC của gia đình ông đã phát huy hiệu quả kinh tế.
Nhờ đầu tư chuồng trại sạch sẽ, áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp, đàn heo nhà ông Trang lúc nào cũng khỏe mạnh, chóng lớn. Mỗi lần ông xuất chuồng khoảng chục con heo. Hiện tại, trong chuồng gia đình nhà ông Trang đang nuôi 9 con heo nái và gần 100 con heo thịt lớn nhỏ.
Làm ăn theo hướng tích lũy rồi mở rộng dần mô hình VAC, đến nay diện tích ao thả cá của nhà ông Trang là 1.500m2. Năm nay, trong ao cá nhà ông Trang có khoảng 3.000 con cá rô phi, diêu hồng. Lúc nhiều nhất có hơn 8.000 con cá các loại. Mới đây, gia đình ông còn đầu tư xây ao cá bằng xi măng với diện tích 500m2 để nuôi cá trê, cá lóc.
Ông Trang kể, có lần ông đầu tư làm 1.000 bịch nấm rơm, nấm bào ngư nhưng không thành công về mặt kinh tế. Không nản chí, ông vẫn quyết tâm làm ăn và chọn mô hình VAC này làm “chiếc cần câu” thoát nghèo. Sự hỗ trợ qua lại giữa vườn - ao - chuồng đã giúp ông nâng cao hiệu quả sản xuất, không để lãng phí nguyên vật liệu. Mỗi năm trừ chi phí, thu nhập của gia đình ông còn lãi khoảng 150 triệu đồng.
Ông Nguyễn Duy Nhịp-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Lâm cho biết, tuy có những lần bị thất bại, nhưng với tính cần cù, chịu khó và được sự hỗ trợ của hội nông dân các cấp, ông Trang vẫn nỗ lực vươn lên làm kinh tế.
Đến nay, mô hình VAC của ông Trang đã mang lại hiệu quả, tạo thu nhập tương đối bền vững và tạo công ăn việc làm cho các lao động trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn về đầu ra cho sản phẩm do nông dân làm ra. Điều này rất cần sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp trong việc giúp người dân tìm đầu ra bền vững cho nông sản.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lao động huyện Bạch Thông đã và đang tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.