Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau

Được biết trong 6 tháng đầu năm 2015 Trạm Củ Chi đã chuyển giao 42 máy phun thuốc cho nông trồng rau trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện cho nông dân tại đây tiếp cận được công nghệ mới trong trồng rau từ đó có hướng phát triển diện tích, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ, góp phần nâng chất tiêu chí tăng thu nhập cho xã nông thôn mới trên địa bàn Củ Chi.
Về hiệu quả mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau, ông Dương Văn Minh trưởng trạm khuyến nông cho biết “ Nông dân sử dụng máy phun thuốc mang vai thu lợi nhuận 586.000đ cho 1 lần phun thuốc trồng rau ăn quả, rút ngắn thời gian phun thuốc xuống 1.5 lần. Mỗi vụ sản xuất bình quân phun 5 lần nhưng do hiệu quả phun cao nên giảm được 1 lần phun thuốc trong vụ, tiết kiệm được 1.350.000đ (từ tiền mua thuốc BVTV 600.000đ và công phun 750.000đ). Như vậy sử dụng máy phun thuốc trên 1ha mỗi vụ tiết kiệm được 3.694.000đ góp phần làm tăng năng suất rau, giảm giá thành sản phẩm”.
Mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau tại địa bàn huyện Củ Chi trong những năm qua đã giúp giải phóng sức lao động thủ công, cải thiện tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng rau trên địa bàn, góp phần thúc nhanh đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Cùng ngày, đơn vị cung cấp máy cũng đã hướng dẫn nông dân cách sử dụng máy phun thuốc, công tác bảo trì máy để sử dụng lâu dài, hiệu quả máy phun thuốc.
Có thể bạn quan tâm

Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

Từ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh với diện tích 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến trên địa bàn Cà Mau phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, giải quyết nguồn lao động lớn cho địa phương.

Trong khi dịch bệnh gia súc, gia cầm vừa mới cơ bản được khống chế, thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản lại đang bùng lên hết sức phức tạp.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.