Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.
Là một trong những xã khó khăn thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa ít nắng nhiều khiến cho việc phát triển kinh tế của Hồng Liêm đã khó lại càng khó khăn hơn. Để tìm hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế, vừa qua với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hội Nông dân huyện, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã được triển khai nuôi thí điểm tại địa bàn xã. Bước đầu mô hình này mang lại hiệu quả cao.
Theo đó mô hình trình diễn nuôi chim bồ câu Pháp được thực hiện tại gia đình ông Nguyễn Quốc Khuê, thôn Liêm Thuận, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trao đổi với chúng tôi ông Khuê bày tỏ niềm vui khi mà ban đầu chỉ với 200 cặp chim bồ câu giống, qua hơn 1 năm đến nay gia đình ông đã lấy lại được vốn đầu tư ban đầu. Ông Khuê cho biết, giá chim bồ câu giống hiện nay khoảng 500 nghìn đồng/cặp. Chim trưởng thành đẻ trứng quanh năm. Trứng được ấp khoảng 18 ngày là nở chim con, và 15 ngày sau có thể bán.
Hiện nay chim bồ câu non được nhiều người dân tiêu thụ với giá 70 – 80 nghìn đồng/cặp. Cũng theo ông Khuê, nuôi chim bồ câu khác nuôi gà đó là chúng có hệ miễn dịch cao, ít bệnh và dễ chăm sóc. Đầu ra của sản phẩm phong phú và ổn định. Nếu tính trung bình mỗi cặp chim bố mẹ đẻ và ấp thành công 1 cặp chim non mỗi tháng, với giá bán như hiện nay thì ông thu về gần 15 triệu đồng. Trừ chi phí thức ăn và công chăm sóc thì cũng còn lãi 7 - 8 triệu đồng.
Ông Dương Hữu Đông, Chủ tịch UBND xã Hồng Liêm cho biết, hiện nay xã đã chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình này và đã có thêm một hộ đang thực hiện giống mô hình nhà ông Nguyễn Quốc Khuê. Hy vọng rằng, trong thời gian tới mô hình nuôi chim bồ câu Pháp sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới đối với bà con xã Hồng Liêm nói riêng và nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh ta nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Anh Dương Hồng Phát, 38 tuổi ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi và dịch vụ máy nông nghiệp bảo đảm thu nhập ổn định

Xã An Hải (Ninh Phước) có tổng diện tích tự nhiên 2.098,2 ha, trong đó có trên 1.000 ha đất nông nghiệp nhưng có tới 50% là đất cát bạc màu. Nhưng chính trên mảnh đất khô cằn, nóng bỏng này thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho nguồn nước ngầm dồi dào, giúp nông dân canh tác quanh năm và hình thành vùng trồng rau an toàn (RAT) nổi tiếng tại tỉnh ta.

Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…

Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.