Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.
Là một trong những xã khó khăn thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa ít nắng nhiều khiến cho việc phát triển kinh tế của Hồng Liêm đã khó lại càng khó khăn hơn. Để tìm hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế, vừa qua với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hội Nông dân huyện, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã được triển khai nuôi thí điểm tại địa bàn xã. Bước đầu mô hình này mang lại hiệu quả cao.
Theo đó mô hình trình diễn nuôi chim bồ câu Pháp được thực hiện tại gia đình ông Nguyễn Quốc Khuê, thôn Liêm Thuận, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trao đổi với chúng tôi ông Khuê bày tỏ niềm vui khi mà ban đầu chỉ với 200 cặp chim bồ câu giống, qua hơn 1 năm đến nay gia đình ông đã lấy lại được vốn đầu tư ban đầu. Ông Khuê cho biết, giá chim bồ câu giống hiện nay khoảng 500 nghìn đồng/cặp. Chim trưởng thành đẻ trứng quanh năm. Trứng được ấp khoảng 18 ngày là nở chim con, và 15 ngày sau có thể bán.
Hiện nay chim bồ câu non được nhiều người dân tiêu thụ với giá 70 – 80 nghìn đồng/cặp. Cũng theo ông Khuê, nuôi chim bồ câu khác nuôi gà đó là chúng có hệ miễn dịch cao, ít bệnh và dễ chăm sóc. Đầu ra của sản phẩm phong phú và ổn định. Nếu tính trung bình mỗi cặp chim bố mẹ đẻ và ấp thành công 1 cặp chim non mỗi tháng, với giá bán như hiện nay thì ông thu về gần 15 triệu đồng. Trừ chi phí thức ăn và công chăm sóc thì cũng còn lãi 7 - 8 triệu đồng.
Ông Dương Hữu Đông, Chủ tịch UBND xã Hồng Liêm cho biết, hiện nay xã đã chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình này và đã có thêm một hộ đang thực hiện giống mô hình nhà ông Nguyễn Quốc Khuê. Hy vọng rằng, trong thời gian tới mô hình nuôi chim bồ câu Pháp sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới đối với bà con xã Hồng Liêm nói riêng và nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh ta nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Từ 40 cặp chim giống ban đầu, sau 2 năm chăm sóc đến nay đàn chim bồ câu của ông Huỳnh Thắng ở thôn Tây Yên, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã lên tới hơn 400 con. Ông được xem là người nuôi chim bồ câu Pháp thành công ở vùng quê nhiều khó khăn này.

Những này gần đây giá ớt đứng ở mức cao từ 48.000 - 50.000 đồng/kg, đem lại thu nhập khá cho người trồng ớt ở các xã Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước... của huyện Chợ Gạo.

Đối với củ hành tím lẫn artemia, thế mạnh lớn nhất chính là nguồn giống được sản xuất tại địa phương và điều kiện về đất đai, nguồn nước phù hợp cho sự phát triển. Vì thế, sau cây lúa ST5, hành tím và artemia Vĩnh Châu được “Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng” chọn xây dựng nâng cấp chuỗi giá trị từ nay đến năm 2016.

Những ngày qua ở Hà Nội, thời tiết nắng nóng kéo dài đan xen những trận mưa khiến cho việc sản xuất rau của người dân các vùng rau ngoại thành gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, giá rau lên xuống thất thường và giảm mạnh so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nên thu nhập của người trồng rau giảm rõ rệt.

Anh Đặng Văn Cẩn trú tại xóm 2, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, sau một lần tình cờ xem một chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình nuôi bồ câu trên đài truyền hình, nhận thấy đây là một mô hình mới mẻ, có nhiều triển vọng và có thể làm giàu, nên anh đã quyết định tiến hành nuôi thử nghiệm 10 cặp chim bồ câu đầu tiên.