Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng Thanh Nhãn

"Mô hình trồng Thanh Nhãn mang lại lợi nhuận 450 - 500 triệu đồng/ha/năm", ông Hồ Khánh Hải - Phó Trưởng Trạm KNKN thành phố Bạc Liêu cho biết.
Thanh Nhãn xuất phát từ pháp danh “Thanh Ngọc” của cô Trần Kiều - chủ vườn tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
Trong lúc thu hoạch nhãn, cô Thanh phát hiện một vài gốc nhãn già cỗi trong vườn nhưng cho trái rất ngon hơn hẳn những giống nhãn khác (long nhãn, xuồng cơm vàng) trong vườn nhà.
Cô kiên trì mày mò lấy những cành cây nhãn này để ghép lên những cây long nhãn già trong vườn. Khi cây mới ra hoa và cho trái, cô thấy những trái cũa cây nhãn ghép thịt thơm, ngon hơn hẳn.
Sau hơn 6 năm mày mòi tháp, ghép chăm sóc giống nhãn mới, hiện tại toàn bộ 2.500 m2 đất trồng nhãn của gia đình đã trở thành vườn nhãn với 100% đều là giống nhãn mới (tức là Thanh Nhãn Bạc Liêu hiện nay).
Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Quân - người trong gia đình cho biết: Giống Thanh Nhãn đặc biệt thích nghi tốt với vùng đất giồng cát Bạc Liêu, năng suất đạt trung bình 75 kg/cây, vì vậy khi trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn. N
ếu nhà vườn mạnh dạn đầu tư, với tổng các khoản chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: cây giống, phân bón (phân chuồng + NPK ), công làm đất, chăm sóc, thu hoạch... tất cả khoảng 135 triệu đồng/ha/năm. Thanh Nhãn sẽ cho lợi nhuận từ 450 - 500 triệu đồng/ha/năm.
Hiện nhà vườn có nhân giống bán với giá 120.000 đồng/cây ghép.
Hiện nay, “Thanh Nhãn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Tp. Cần Thơ nhận định: “Cây Thanh Nhãn có khả năng chịu đông rất tốt.
Ưu điểm chịu đông này chưa có trái cây nhiệt đới nào có được. Về trái nhãn do vách tế bào giữ nước của Thanh Nhãn rất dày, sẽ giúp cho việc bảo quản trái nhãn rất lâu ở môi trường đông lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu Thanh Nhãn sang các nước trên thế giới.
Với những ưu điểm trên, sau này chúng ta có thể dự trữ Thanh Nhãn lâu hơn và nhà vườn không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.

Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.