Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng Thanh Nhãn

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng Thanh Nhãn
Ngày đăng: 14/09/2015

"Mô hình trồng Thanh Nhãn mang lại lợi nhuận 450 - 500 triệu đồng/ha/năm", ông Hồ Khánh Hải - Phó Trưởng Trạm KNKN thành phố Bạc Liêu cho biết.

Thanh Nhãn xuất phát từ pháp danh “Thanh Ngọc” của cô Trần Kiều - chủ vườn tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).

Trong lúc thu hoạch nhãn, cô Thanh phát hiện một vài gốc nhãn già cỗi trong vườn nhưng cho trái rất ngon hơn hẳn những giống nhãn khác (long nhãn, xuồng cơm vàng) trong vườn nhà.

Cô kiên trì mày mò lấy những cành cây nhãn này để ghép lên những cây long nhãn già trong vườn. Khi cây mới ra hoa và cho trái, cô thấy những trái cũa cây nhãn ghép thịt thơm, ngon hơn hẳn.

Sau hơn 6 năm mày mòi tháp, ghép chăm sóc giống nhãn mới, hiện tại toàn bộ 2.500 m2  đất trồng nhãn của gia đình đã trở thành vườn nhãn với 100% đều là giống nhãn mới (tức là Thanh Nhãn Bạc Liêu hiện nay).

Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Quân - người trong gia đình cho biết: Giống Thanh Nhãn đặc biệt thích nghi tốt với vùng đất giồng cát Bạc Liêu, năng suất đạt trung bình 75 kg/cây, vì vậy khi trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn. N

ếu nhà vườn mạnh dạn đầu tư, với tổng các khoản chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: cây giống, phân bón (phân chuồng + NPK ), công làm đất, chăm sóc, thu hoạch... tất cả khoảng 135 triệu đồng/ha/năm. Thanh Nhãn sẽ cho lợi nhuận từ 450 - 500 triệu đồng/ha/năm.

Hiện nhà vườn có nhân giống bán với giá 120.000 đồng/cây ghép.

Hiện nay, “Thanh Nhãn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Tp. Cần Thơ nhận định: “Cây Thanh Nhãn có khả năng chịu đông rất tốt.

Ưu điểm chịu đông này chưa có trái cây nhiệt đới nào có được. Về trái nhãn do vách tế bào giữ nước của Thanh Nhãn rất dày, sẽ giúp cho việc bảo quản trái nhãn rất lâu ở môi trường đông lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu Thanh Nhãn sang các nước trên thế giới.

Với những ưu điểm trên, sau này chúng ta có thể dự trữ Thanh Nhãn lâu hơn và nhà vườn không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá”.


Có thể bạn quan tâm

Tiếp Sức Cho Ngư Dân Trong Vụ Cá Nam Tiếp Sức Cho Ngư Dân Trong Vụ Cá Nam

Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.

12/04/2014
Giá Mực Khô Tăng Lên Từ 20 Đến 30 Nghìn Đồng/kg Giá Mực Khô Tăng Lên Từ 20 Đến 30 Nghìn Đồng/kg

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

01/08/2014
Bắc Ninh Tăng Cường Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi Bắc Ninh Tăng Cường Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

01/08/2014
Rơm Đắt Như... Vàng Rơm Đắt Như... Vàng

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi bắt đầu thu hoạch vụ dưa đông xuân 2013 - 2014 và vụ dưa xuân hè 2014, tại các tỉnh miền Trung, rơm được bán với giá rất cao, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm.

14/04/2014
Bình Phước Bệnh Vàng Rụng Lá, Nấm Hồng Trên Cây Cao Su Có Xu Hướng Tăng Bình Phước Bệnh Vàng Rụng Lá, Nấm Hồng Trên Cây Cao Su Có Xu Hướng Tăng

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, thời gian qua, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá... gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.

01/08/2014