Ngân hàng đặc biệt của nông dân

Bởi lẽ, vay vốn từ ngân hàng luôn là một vấn đề khó chẳng khác gì… đâm đầu vào tường với nhiều nông dân, do họ hầu như chẳng có tài sản nào đáng giá để mà thế chấp.
Thỏa cơn khát vốn
10 hộ nông dân thuộc vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên mới đây mừng vui khôn tả khi được vay 2,7 tỷ đồng để phát triển SX, trong đó hộ thấp nhất là 150 triệu đồng, hộ nhiều nhất là 400 triệu đồng.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2008 – 2015, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã giải ngân Quỹ Khuyến nông cho 81 hộ nông dân Phú Xuyên thỏa “cơn khát” vốn với số tiền 17 tỷ đồng…
Nông dân tiếng là lắm đất nhưng hầu như không thể dùng đất nông nghiệp vào mục đích thế chấp vay vốn ngân hàng được. Vay tín chấp cũng rất khó khăn vì ngân hàng lo sợ rủi ro.
Thế nên cơn khát vốn luôn là một vấn đề nan giải với họ. Như một sáng kiến tiên phong, lần đầu tiên Hà Nội cho phép lập Quỹ Khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông TP quản lý từ năm 2002.
Số vốn ban đầu chỉ khiêm tốn 5 tỷ đồng nhưng qua 13 năm hoạt động lượng tiền của quỹ đã “nở” ra 121 tỷ đồng, giúp 2.650 hộ nông dân thỏa cơn khát vốn để phát triển SX.
Gọn nhẹ nhưng lại quản lý rất chặt chẽ chính là Quỹ Khuyến nông. Tiền được giải ngân trực tiếp đến tay nông dân nhằm giảm bớt các thủ tục phiền hà. Các hộ trang trại, đặc biệt là nông dân trong các vùng SX hàng hóa tập trung được quỹ đặc biệt quan tâm.
Theo ông Nguyễn Hồng Anh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, từ nguồn vốn khuyến nông, thành phố đã xây dựng thành công nhiều đề án vùng SX nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lúa hàng hóa, rau an toàn, quả đặc sản, hoa chất lượng cao...
Chỉ hy vọng những hộ đã vay vốn Quỹ Khuyến nông trong thời gian tới SX hiệu quả để có thể làm nòng cốt cho những hộ yếu thế hơn cùng nhau phát triển.
Tương lai gần, mục tiêu trọng điểm của Quỹ Khuyến nông sẽ là giải ngân cho các dự án nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác.
Sử dụng đúng mục đích
Anh Lê Văn Thông ở xã Tri Trung đợt này vay được 150 triệu đồng từ quỹ. Với số tiền đó anh sẽ đầu tư chiều sâu vào trang trại cá và vịt đẻ 2,1 ha của gia đình.
Theo tâm sự của anh thì chi phí thức ăn chăn nuôi đã ngốn của gia đình vài chục triệu mỗi tháng nên số lãi từ SX chỉ đủ cho duy trì trang trại chứ khó có thể đầu tư ra tấm, ra món được.
Vì thế mà số tiền vay lần này sẽ giúp cho anh mua thức ăn chăn nuôi loại tốt, sửa sang cơ sở hạ tầng, thâm canh vịt đẻ, cá thương phẩm.
Ông Vũ Văn Trong, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Tri Phú, xã Tri Trung hoạch định chi tiết cho số vốn 400 triệu đồng vay được lần này như sau, phần để đầu tư cho ao cá giống diện tích 14.000 m2 của nhà, phần sẽ tiếp sức về vốn cho những xã viên trong HTX để phát triển SX.
HTX của ông dù mới chỉ thành lập được 3 năm nhưng hiện đã phát triển lên tới 100 xã viên. Với 40 ha mặt nước, mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường khoảng 200 tấn thủy sản, hiệu quả đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Nhu cầu vay vốn để phát triển SX của người nuôi thủy sản tập trung của xã Tri Trung vẫn còn nhiều, không phải ai cũng có thể tiếp cận được vốn vay của quỹ
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.

LTS: Hàng chục năm trước, những ngư dân vùng đầu nguồn An Giang đã gầy dựng nên nghề nuôi cá da trơn. Cũng từ đó, tiếng tăm con cá tra, cá ba sa vang xa và trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia.

Ngọc Hiển (Cà Mau) từng một thời được biết đến là “thủ phủ” của vùng sản xuất tôm sú giống. Thời điểm cực thịnh, số cơ sở sản xuất tôm giống mọc lên nhanh như nấm sau mưa.

Thực hiện Dự án Tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của TX. Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng. Bằng nguồn vốn DANIDA, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Mường Lay.

Đầu năm 2013, được một người bạn giới thiệu về cơ sở mua bán chim trĩ ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), chú Lê Văn Lô (ngụ ấp Tân Định, xã Tân Thới) đã tìm đến mua 6 con chim trĩ mái và 2 con chim trĩ trống về nuôi.