Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

hiệu quả kinh tế không cao thì bây giờ đã hoàn toàn yên tâm với trên 2.000m2 đất trồng các giống hồng không hạt như hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì, hồng Nhân Hậu...
Ngoài 1.000 gốc hồng ban đầu trồng từ năm 2013, mới đây gia đình bà đã mạnh dạn phá bỏ thêm 1.000m2 nhãn, vải kém hiệu quả để trồng hồng. Bà Mầu cho biết:
“Gia đình tôi chỉ phải chăm bón thời điểm cây bắt đầu kết quả, tỷ lệ đậu quả của cây hồng đạt trên 90%, trung bình mỗi cây hồng cho 1 - 1,5 tạ quả. Hiện đang vào vụ thu hoạch, 1 ngày gia đình tôi có thể thu từ 1 - 2 tạ quả với giá bán trung bình tại vườn từ 12.000 - 15.000/kg”.
Cán bộ khuyến nông TX Quảng Yên kiểm tra mô hình trồng cây hồng không hạt tại gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu Hoà Tháp, phường Đông Mai.
Tương tự, tại hộ gia đình anh Bùi Xuân Ánh, là hộ đầu tiên ở khu Đồng Mát, phường Tân An chọn cây hồng không hạt làm đối tượng cây trồng chuyển đổi, vụ thu hoạch này, mô hình trồng hồng không hạt mang thu nhập cho gia đình anh từ 150 - 200 triệu đồng.
Anh Ánh cho biết: “Đây là mức thu nhập cao nhất so với các giống cây trồng khác của gia đình trên cùng một đơn vị diện tích. Đặc biệt lại không mất chi phí vận chuyển, hồng chín đến đâu thì thương lái đến tận vườn mua hết đến đấy”.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, cây hồng không hạt là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao, màu sắc đẹp mắt, được nhiều người ưa chuộng, nên dễ tiêu thụ, bởi vậy đã thuyết phục được nhiều nông dân tham gia trồng với quy mô khác nhau.
Hiện, mô hình này được triển khai rất tích cực tại các phường, xã như Đông Mai, Minh Thành, Tân An… Đây là hướng đi mới và phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá các loại cây trồng góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong nuôi nai nên nhiều hộ nuôi ở xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đã để nai bị chết trong lúc cắt nhung hay sinh đẻ. Vì thế, bà con đang rất cần được tham gia các lớp tập huấn nhằm khắc phục tình trạng này. Vấn đề này đã được đề xuất cách đây hơn một năm nhưng vẫn chưa được thực hiện.

Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.

Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.

Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.