Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

hiệu quả kinh tế không cao thì bây giờ đã hoàn toàn yên tâm với trên 2.000m2 đất trồng các giống hồng không hạt như hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì, hồng Nhân Hậu...
Ngoài 1.000 gốc hồng ban đầu trồng từ năm 2013, mới đây gia đình bà đã mạnh dạn phá bỏ thêm 1.000m2 nhãn, vải kém hiệu quả để trồng hồng. Bà Mầu cho biết:
“Gia đình tôi chỉ phải chăm bón thời điểm cây bắt đầu kết quả, tỷ lệ đậu quả của cây hồng đạt trên 90%, trung bình mỗi cây hồng cho 1 - 1,5 tạ quả. Hiện đang vào vụ thu hoạch, 1 ngày gia đình tôi có thể thu từ 1 - 2 tạ quả với giá bán trung bình tại vườn từ 12.000 - 15.000/kg”.
Cán bộ khuyến nông TX Quảng Yên kiểm tra mô hình trồng cây hồng không hạt tại gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu Hoà Tháp, phường Đông Mai.
Tương tự, tại hộ gia đình anh Bùi Xuân Ánh, là hộ đầu tiên ở khu Đồng Mát, phường Tân An chọn cây hồng không hạt làm đối tượng cây trồng chuyển đổi, vụ thu hoạch này, mô hình trồng hồng không hạt mang thu nhập cho gia đình anh từ 150 - 200 triệu đồng.
Anh Ánh cho biết: “Đây là mức thu nhập cao nhất so với các giống cây trồng khác của gia đình trên cùng một đơn vị diện tích. Đặc biệt lại không mất chi phí vận chuyển, hồng chín đến đâu thì thương lái đến tận vườn mua hết đến đấy”.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, cây hồng không hạt là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao, màu sắc đẹp mắt, được nhiều người ưa chuộng, nên dễ tiêu thụ, bởi vậy đã thuyết phục được nhiều nông dân tham gia trồng với quy mô khác nhau.
Hiện, mô hình này được triển khai rất tích cực tại các phường, xã như Đông Mai, Minh Thành, Tân An… Đây là hướng đi mới và phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá các loại cây trồng góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.

Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, chăn nuôi là một trong những ngành sẽ bị tổn thương nhiều nhất trong quá trình hội nhập, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để họ không bị “chìm” trong “cơn bão” này, rất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ mạnh.